Ngày soạn:
Lí luận: MỘT THỜI ĐẠI TRONG THI CA
-
A. Mục tiêu bài học: Giúp hs: Hiểu được tinh thần thơ mới trên
cả hai bình diện văn chương và xã hội ;
-
Thấy được những nét đặc sắc
trong cách nghị luận của Hoài Thanh.
Trọng
tâm kiến thức, kĩ năng
1. Kiến
thức
-
Quan niệm về thơ mới và nhận
thức ý nghĩa thời đại của thơ mới.
-
Đặc sắc trong cách nghị luận
của Hoài Thanh.
2. Kĩ
năng
Đọc - hiểu văn bản nghị luận.
B. Phương
tiện thực hiện: SGK, SGV, thiết kế bài học và các
phương tiện hỗ trợ khác..
Cách thức
tiến hành: Đọc, tìm hiểu, gợi tìm, phân tích phát huy chủ thể hs.
C. Tiến
trình giờ dạy:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Trình bày những đặc trưng và
các phương tiện diễn đạt của PCNNCL?
3. Dạy bài mới:
Hoạt động của GV và HS
|
Nội dung cần đạt
|
HĐ1: HS tìm hiểu phần tiểu dẫn.
TT1: Đọc tiểu dẫn
sgk
TT2: Tóm tắt những nét chính về cuộc đời Hoài
Thanh?
TT3: Đóng góp nổi
bật của Hoài Thanh cho nền văn học hiện đại Việt
TT4: Giới thiệu vài
nét về tác phẩm Thi nhân Việt
HĐ2: Đọc hiểu văn bản.
TT1: Đọc văn bản
TT2: Chia bố cục và
nêu đại ý của từng phần?
TT3: Theo em trong
đoạn trích này Hoài Thanh muốn nhấn mạnh vấn đề gì?
TT4: Theo tác giả,
cái khó trong việc tìm ra tinh thần thơ mới là gì? Tác giả đã nêu ra cách
nhận diện ntn?
TT5: Hoài Thanh
hiểu ntn về nội dung của chữ tôi và chữ ta? Phân tích quá trình xuất
hiện của cái tôi và thái độ của mọi người trước sự xuất hiện đó? Em có nhận
xét gì về cách nhìn nhận vấn đề của ông?
TT6: Phân tích vì
sao tác giả nói “chữ tôi với cái nghĩa tuyệt đối của nó” lại “đáng thương”,
“tội nghiệp”?
TT7: Đoạn văn “Đời
chúng ta... Huy Cận” có gì đặc sắc về nội dung và nghệ thuật? Hãy
phân tích để thấy nét đặc sắc ấy?
- ND: thấy nổ lực
đào sâu và cũng là trốn chạy vào ý thức cá nhân của thơ mới. Triển khai thành
2 phần: + khái quát hướng tìm tòi, hệ quả chung + điểm qua những gương mặt
điển hình cùng lãnh địa cá nhân điển hình để thấy sự phân hóa đa dạng và sự
quẩn quanh bế tắc của ý thức cá nhân.
- NT: sử dụng ngôn ngữ phi khái niện
nhưng vẫn diễn đạt được bản chất của đối tượng. Tạo ra hình ảnh một người yêu
thơ theo dấu chân các nhà thơ tiêu biểu bước vào cõi riêng của mỗi vị. Đoạn
văn giàu hình ảnh, nhịp điệu
TT8: Các nhà thơ
lãng mạn đã giải tỏa bi kịch đời mình bằng cách nào?
TT9:Em có nhận xét
gì về cách dẫn dắt và diễn đạt của tác giả?
HĐ3: Tổng
kết
|
I. Giới thiệu:
1. Tác
giả: Hoài Thanh (1909 - 1982)
a. Cuộc đời: - Xuất thân
gia đình nhà nho nghèo
- Quê: Nghi
Trung, Nghi Lộc, Nghệ An.
- Trước cách
mạng: tham gia phong trào yêu nước, bị bắt.
- Viết văn từ
những năm 30 thế kỉ 20
- Cách mạng
tháng 8: tham gia khổi nghĩa sau đó hoạt động trong ngành văn hóa Nghệ thuật
b. Sáng tác: - Là nhà phê
bình xuất sắc của văn học Việt
- Tác phẩm:
Thi nhân Việt
2. Tác
phẩm: Thi nhân Việt
- Công trình
biên khảo về phong trào thơ mới 1932- 1945.
+ Nghiên cứu
+ Phê bình
+ Tuyển thơ
- Viết năm
1942.
- Một thời đại
trong thi ca:
+ Tiểu luận mở
đầu tác phẩm
+ Nội dung:
Tổng kết một cách sâu sắc phong trào thơ mới
3.
Đoạn trích: Thuộc phần cuối bài tiểu luận.
II. Đọc hiểu:
1. Bố
cục: chia làm 3 phần
- Phần 1: ..
nhìn vào đại thể
- Phần 2: ...
nó tội nghiệp quá
- Phần 3: còn
lại.
2.
Tinh thần thơ mới:
a. Nêu vấn đề đi tìm “Tinh thần thơ
mới”:
- Cái khó:
ranh giới giữa thơ cũ và thơ mới không rạch ròi, khó nhận ra
- Cách nhận
diện: + So sánh bài hay với bài hay
+ Nhìn vào đại
thể
→ Quan điểm
khách quan, đúng đắn
b. Sự xuất hiện của cái tôi:
- Tinh thần
thơ cũ: chữ ta, bản chất : đoàn thể
- Tinh thần
thơ mới: chữ tôi, bản chất: cái tôi
→ Đặt cái tôi
trong quan hệ với cái ta để tìm ra điểm giống và khác nhau giữa chúng
- Quá trình
xuất hiện của cái tôi: ban đầu: bỡ ngỡ → cái nghĩa tuyệt đối của nó: hết bỡ
ngỡ
- Thái độ của
mọi người: khó chịu → nhiều người quen
→ Cái mới của thơ mới và các nhà thơ mới
è Cái
nhìn biện chứng, đem lại giá trị cho luận điểm khoa học.
c. Sự vận động của thơ mới với cái
“tôi”:
* Chỉ ra tính chất tội nghiệp của cái
tôi:
- Không có cốt
cách ngang tàng
- Không có tự
trọng trước cơ hàn
- Rên rỉ, nói
cái khổ, cái thảm, mất cả bình yên.
→ Tấn bi kịch
đang diễn ra trong tâm lí thế hệ trẻ đương thời
* Các hướng mà thơ mới đào sâu:
- Thế Lữ:
thoát lên tiên; Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên: điên cuồng; Xuân Diệu: say đắm; Huy
Cận: ngẩn ngơ buồn
→ Tuyệt vọng,
càng đi sâu càng lạnh
* Cách giải tỏa bi kịch:
- Gửi vào tình
yêu tiếng Việt
- Tìm dĩ vãng,
vin vào những bất diệt
1. Cách
lập luận:
- Từ khái quát
đến cụ thể; xa đến gần; ngoài vào trong, diện mạo đến diễn biến lịch sử.
→ Am hiểu đối
tượng phân tích của phương pháp tư duy khoa học tạo tính thuyết phục cao.
- Lập luận gắn
với nhận định có tính khái quát, thú pháp so sánh được khai thác triệt để, không
nhận định một chiều.
- Dẫn dắt theo
mạch cảm xúc.
- Giọng văn:
linh hoạt, giàu hình ảnh, nhịp điệu.
→ Tài năng,
tinh tế, am tường về thơ, văn phong tài hoa, diễn đạt giàu cảm xúc.
III. Tổng kết: HS xem sgk
|
D. Củng cố:- Tinh thần thơ mới và nghệ thuật dẫn dắt và diễn
đạt của Hoài Thanh trong bài tiểu luận.
Hướng
dẫn tự học
Việc đi sâu vào cái tôi cá nhân, cá thể của tác giả Thi nhân Việt Nam có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của
phong trào Thơ mới nói riêng và thơ ca nói chung ?
Dặn dò:Chuẩn bị bài Một số thể loại văn học: kịch và nghị luận.