Tiết 108 +111
Tuần 30+31
Ngày soạn:
Đọc văn: PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN
A. Mục tiêu
bài học: Giúp hs:
-
Nắm được nội dung các khái niệm
ngôn ngữ chính luận, đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ chính luận ;
-
Có kĩ năng nhận biết và phân
tích được đặc điểm của phong cách ngôn ngữ chính luận, nâng cao một bước kĩ
năng viết văn nghị luận.
Trọng
tâm kiến thức, kĩ năng
1. Kiến
thức
-
Kiến thức chủ yếu về một số
loại văn bản chính luận thường gặp.
-
Khái niệm ngôn ngữ chính luận,
mối quan hệ và sự khác biệt giữa chính luận và nghị luận.
-
Đặc điểm về phương tiện ngôn
ngữ (từ ngữ, ngữ pháp, biện pháp tu từ,...) của ngôn ngữ chính luận.
-
Đặc trưng cơ bản của phong cách
ngôn ngữ chính luận : tính công khai về quan điểm chính trị, tính chặt chẽ
trong diễn đạt và suy luận, tính truyền cảm, thuyết phục.
2. Kĩ
năng
-
Nhận biết và phân tích những
đặc điểm và phương tiện ngôn ngữ trong văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ chính
luận.
-
Nhận biết và phân tích được
những biểu hiện của các đặc trưng cơ bản trong phong cách ngôn ngữ chính luận.
-
Viết văn nghị luận chính trị xã
hội ; dùng từ, đặt câu, lập luận, kết cấu văn bản,...
B. Phương
tiện thực hiện: SGK, SGV, thiết kế bài học và các
phương tiện hỗ trợ khác..
Cách thức
tiến hành: Đọc, tìm hiểu, gợi tìm, phân tích phát huy chủ thể hs.
C. Tiến
trình giờ dạy: 1. Ổn định lớp:
2.
Kiểm tra bài cũ: 3.
Dạy bài mới:
Hoạt động của GV và HS
|
Nội dung cần đạt
|
HĐ1: HS
tìm hiểu văn bản chính luận và ngôn ngữ chính luận
TT1: Đọc văn bản
sgk và trả lời câu hỏi sgk.
Nhóm 1: Tuyên
ngôn độc lập
Nhóm 2: Cao
trào chống Nhật cứu nước
Nhóm 3: Việt
TT2: Qua phân tích
3 văn bản trên, em hãy nêu những nhận xét chung về văn bản chính luận và ngôn
ngữ chính luận?
GV: Văn bản
chính luận tồn tại 2 dạng: - Nói: các bài diễn thuyết, phát biểu trong
mittinh, trong nghi thức ngoại giao - Viết: tuyên ngôn, báo cáo chính trị, xã
luận, bình luận chính trị...
→ Tuyên truyền,
cổ động, giáo dục, thuyết phục người đọc, nghe để nhận thức và hành động
đúng.
TT3: GV thuyết giảng
về nghị luận và chính luận
- Em hiểu ntn
là nghị luận và chính luận?
- Nghị luận:
là thao tác diễn giải, phân tích, bình luận một vấn đề, một hiện tượng nào
đó, đề cập đến tất cả các lĩnh vực của cuộc sống...
- Chính luận:
chỉ một phong cách ngôn ngữ văn bản trình bày quan điểm chính trị của một
đảng phái, đoàn thể, những tuyên ngôn, tuyên bố của nguyên thủ quốc gia,
những bài xã luận nêu quan điểm chính trị...
HĐ2: Hs tìm hiểu phương tiện diễn đạt
và đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận
TT1: HS nghe đọc
Tuyên ngôn độc lập và đọc lại các văn bản sgk.
TT2: Theo em
phương tiện diễn đạt của PCNNCL gồm những yếu tố nào? Em có nhận xét gì về
các yếu tố đó?
TT3: Hãy nêu và
phân tích những đặc trưng cơ bản của PCNNCL?
HĐ3: Luyện tập
|
I. Văn
bản chính luận và ngôn ngữ chính luận.
1. Tìm
hiểu văn bản chính luận:
a. Tuyên ngôn độc lập.
- Bày tỏ quan
điểm của dân tộc Việt
- Câu văn mạch
lạc, dùng nhiều thuật ngữ chính trị
- Giọng văn:
khẳng định, dứt khoát, mạnh mẽ
b. Cao trào chống Nhật, cứu nước:
- Tổng kết một
giai đoạn cách mạng
+ Sự kiện lịch
sử lớn
+ Sách lược
của những người cộng sản Việt
- Nêu: + Ưu, nhược điểm của CMT8
+ Tính chất và
ý nghĩa lịch sử.
+ Triển vọng,
tình hình, nghĩa vụ của nhân dân.
- Giọng văn:
khẳng định dứt khoát
c. Việt Nam đi tới:
- Phân tích
những thành tựu về các lĩnh vực của đất nước, vị thế đất nước trên trường
quốc tế
- Triển vọng
của đất nước thời gian tới.
- Giọng văn:
hào hứng sôi nổi, câu văn giàu hình ảnh mở ra một tương lai tươi sáng.
2. Nhận
xét chung về căn bản chính luận và ngôn ngữ chính luận:
a. Văn bản chính luận:
- Xưa: hịch,
cáo, chiếu, biểu
- Nay: cương
lĩnh, báo cáo, tuyên ngôn, tham luận, kêu gọi...
b. Ngôn ngữ
chính luận:
- Phạm vi sử
dụng: văn bản chính luận, lời nói trong các buổi hội nghị, hội thảo
- Mục đích: +
Trình bày ý kiến
+ Bình luận,
đánh giá sự kiện, vấn đề chính trị, chính sách, chủ trương văn hóa, xã hội
theo một quan điểm nhất định.
II. Các phương tiện diễn đạt và đặc
trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận:
1. Các
phương tiện diễn đạt:
a. Tìm hiểu ngữ liệu:
b. Phương tiện diễn đạt:
* Về từ ngữ: sử dụng từ ngữ
toàn dân và từ ngữ chính trị
* Về ngữ pháp:
+ Câu có kết cấu chuẩn mực
+ Câu trước
liên kết ý với câu sau
+ Câu phức có
từ ngữ liên kết: do vậy, bởi vậy, vì lẽ đó
→ lập luận
chặt chẽ.
* Về biện pháp
tu từ:
- Dạng viết:
sử dụng nhiều biện pháp tu từ → lí lẽ, lập luạn háp dẫn
- Dạng nói: +
Phát âm rõ ràng, mạch lạc, hấp dẫn
+ Chú ý điều
chỉnh ngữ điệu.
2. Đặc
trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận
a. Tính công khai về quan điểm chính
trị
b. Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy
luận
c. Tính truyền cảm và thuyết phục.
III. Luyện tập: GV
hướng dẫn hs làm bài tập thực hành sgk.
|
D. Củng cố: Các loại văn bản
chính luận. Đặc điểm các phương tiện diễn đạt và đặc trưng chung của PCNNCL.
Hướng
dẫn tự học
-
Liên hệ kiến thức ở phần Làm
văn trong loại bài nghị luận xã hội, với các thao tác lập luận để tích hợp kiến
thức.
-
Tìm các văn bản chính luận đã
học từ THCS để mở rộng và nâng cao kiến thức.
Dặn dò: Học bài và chuẩn
bị bài Một thời đại trong thi ca