MỘT SỐ THỂ LOẠI VĂN HỌC: KỊCH VÀ NGHỊ LUẬN


Tiết  112  Tuần 32
Ngày soạn:
Lí luận:    MỘT SỐ THỂ LOẠI VĂN HỌC: KỊCH VÀ NGHỊ LUẬN
                                                                                
-         A. Mục tiêu bài học: Giúp hs:-  Hiểu một số đặc điểm của thể loại văn học : kịch và nghị luận ;
-         Cảm nhận được tác phẩm kịch, nghị luận căn cứ vào những đặc điểm thể loại.
Trọng tâm kiến thức, kĩ năng
1. Kiến thức
-         Kịch và yêu cầu về đọc - hiểu kịch bản văn học.
-         Nghị luận và yêu cầu về đọc - hiểu văn nghị luận.
2. Kĩ năng
Đọc - hiểu kịch bản văn học, nghị luận.
B. Phương tiện thực hiện:  SGK, SGV, thiết kế bài học và các phương tiện hỗ trợ khác..
Cách thức tiến hành: Đọc, tìm hiểu, gợi tìm, phân tích phát huy chủ thể hs.
C. Tiến trình giờ dạy:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Phân tích nghệ thuật dẫn dắt và lập luận của Hoài Thanh trong đoạn trích Mội thời đại trong thi ca?
3. Dạy bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
HĐ1: HS tìm hiểu tri thức phần kịch.
TT1: HS đọc văn bản.
TT2: Em hiểu ntn về khái niệm kịch? Vì sao nói đó là loại hình nghệ thuật tổng hợp?
TT2: Đặc điểm cơ bản của thể loại kịch là gì?

TT3: Dựa trên cơ sở nào để phan loại kịch?


TT4: Để đọc và hiểu một kịch bản văn học cần phải chú ý những yêu cầu nào?






HĐ2: HS tìm hiểu tri thức và văn nghị luận.
TT1: Đọc văn bản sgk
TT2: Hãy trình bày khái niệm văn nghị luận?
TT3: Thể văn nghị luận có những đặc điểm cơ bản nào?


TT4: Có những loại văn nghị luận nào? Dựa vào đâu em biết điều đó?





TT5: Khí đọc văn nghị luận chúng ta cần nắm vững những yêu cầu nào?
I. Kịch.
1. Khái lược về kịch:  
a. Khái niệm: Kịch là một loại hình nghệ thuật tổng hợp, đối tượng mô tả những xung đột trong đời sống.

b. Đặc điểm: - Xung đột → hành động → nhân vật bộc lộ tính cách
- Nhân vật: xây dựng bằng lời thoại (độc thoại, đối thoại, bàng thoại)
-  Ngôn ngữ kịch mang tính hành động và khẩu ngữ cao
c. Phân loại: - Xét theo nội dung: bi kịch, hài kịch, chính kịch.
- Xét theo hình thức ngôn ngữ: kịch thơ, kịch nói, ca kịch
2. Yêu cầu đọc kịch bản văn học:
- Đọc kĩ lời giới thiệu, tiểu dẫn: hiểu tác giả, tác phẩm, thời đại và vị trí đoạn trích.
- Tập trung vào lời thoại để xác định mối quan hệ, hiểu đặc điểm, tính cánh nhân vật
- Phân tích hành động: xác định xung đột, phân tích diễn biến, kết quả các xung đột
- Từ xung đột và nhân vật xác định: + Chủ đề tư tưởng
+ Ý nghĩa xã hội.
II. Nghị luận:
1. Khái lược về văn nghị luận:
a. Khái niêm: Nghị luận là thể loại văn học dùng lí lẽ, phán đoán, chứng cứ để bàn luận một vấn đề nào đó.
b. Đặc điểm:
- Sâu sắc về tư tưởng và tình cảm
- Suy nghĩ và trình bày mạch lạc, chặt chẽ
- Lập luận thuyết phục.
- Ngôn ngữ giàu hình ảnh, biểu cảm, mang tính học thuật và xã hội cao.
c. Phân loại:
-  Xét nội dung: + Văn chính luận
+ Văn phê bình văn học
- Theo lịch sử: + Trung đại: chiếu, cáo, hịch, bình sử, điều trần...
+ Hiện đại: tuyên ngôn, kêu gọi, phê bình, tranh luận...
2. Yêu cầu đọc văn nghị luận:
- Hiểu rõ thân thế tác giả và hoàn cảnh ra đời tác phẩm
- Nắm bắt mạch suy nghĩ và vận động của tư tưởng
- Cảm nhận tâm tư, tình cảm của tác giả.
- Phân tích nghệ thuật lập luận, nêu chứng cứ, dùng ngôn ngữ và các biện pháp tu từ.
- Khái quát giá trị tác phẩm về nội dung và hình thức.

D. Củng cố: Đặc điểm, yêu cầu và các loại: kịch, văn nghị luận.
Hướng dẫn tự học
-         Nắm vững những đặc trưng của thể loại kịch và nghị luận.
-         Chon một vài tác phẩm kịch và nghị luận để tập phân tích những đặc trưng thể loại.
Dặn dò: Chuẩn bị bài: Luyện tập kết hợp các thao tác lập luận