TIẾNG MẸ ĐẺ - NGUỒN GIẢI PHÓNG CÁC DÂN TỘC BỊ ÁP BỨC

Tiết  105  Tuần 29
Ngày soạn:
 Đọc thêm:TIẾNG MẸ ĐẺ - NGUỒN GIẢI PHÓNG CÁC DÂN TỘC BỊ ÁP                   BỨC
                                                             (Nguyễn An Ninh)
A. Mục tiêu bài học: Giúp hs:
-         Hiểu được tinh thần yêu nước và tư duy văn hóa sâu sắc của một trí thức Tây học khi phê phán những hành vi từ bỏ tiếng mẹ đẻ và văn hóa cha ông, học đòi “Tây hóa” của một bộ phận nhân dân đương thời.
-         Cảm nhận được một phần phong cách chính luận của tác giả qua đoạn trích: lí luận sắc sảo, lập luận chặt chẽ, luận cứ hùng hồn
B. Phương tiện thực hiện:  SGK, SGV, thiết kế bài học và các phương tiện hỗ trợ khác..
Cách thức tiến hành: Đọc, tìm hiểu, gợi tìm, phân tích phát huy chủ thể hs.
C. Tiến trình giờ dạy:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:  Hãy cho biết nguyên nhân nước ta không có luân lí xã hội? phân tích đặc sắc trong lập luân của Phan Châu Trinh?
3. Dạy bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
HĐ1: HS đọc tiểu dẫn và tìm hiểu về tác giả, tác phẩm.
TT1: Đọc tiểu dẫn
TT2: Tóm tắt vài nét tiểu sử NAN? Tác phẩm .... ra đời trong hoàn cảnh nào?

HĐ2: Đọc hiểu văn bản.
TT1: Đọc văn bản.
TT2: Có thể chia văn bản làm mấy phần? Nội dung cơ bản của từng phần là gì?
TT3: NAN phê phán những hành vi nào của thói học đòi Tây hóa? Ông đã phê phán ntn?










TT4: Theo tác giả tiếng nói có tầm quan trọng ntn đối với vận mệnh của dân tộc?






TT5: Căn cứ vào đâu tác giả nói tiếng nước mình không nghèo nàn?
TT6: Tác giả quan niệm ntn về mối quan hệ giữa ngôn ngữ nước ngoài với ngôn ngữ nước mình?
.
HĐ3: Tổng kết GV cho hs thảo luận câu hỏi 5 sgk
I. Giới thiệu.
1. Tác giả: Nguyễn An Ninh (1900 - 1943), nhà văn, nhà báo, nhà yêu nước
- Từng du học ở Pháp và tìm hiểu nhiều nước Châu Âu.
- Về nước chủ yếu viết báo, diễn thuyết chống đế quốc, bị đày đi Côn Đảo và chết trong tù.
2. Tác phẩm: In trên báo Tiếng chuông rè tháng 12/1925.
II. Đọc – hiểu:




1. Phê phán thói học đòi Tây hóa:
- Mở đầu: phê phán trực diện:
+ Bập bẹ tiếng Tây
+ Kiến trúc và trang trí lai căng
+ Sử dụng nước suối, rượu khai vị
→ Thói học đòi văn hóa Châu Âu
+ Từ bỏ văn hóa cha ông, tiếng mẹ đẻ → không thể diễn tả mạch lạc bằng tiếng nước mình.
→ Hành vi lòe đồng bào, thiếu văn hóa, tưởng danh giá nhưng lại hạ thấp mình.
è Phê phán, mỉa mai, châm biếm những người theo phong trào Âu hóa.
è Nỗi đau của người tha thiết với giống nòi.
2. Tầm quan trọng của tiếng Việt:
-  Tiếng Việt + Người bảo vệ quyền độc lập dân tộc.
+ Phương tiện chuyển tải nội dung học thuyết đạo đức và khoa học
- Khước từ tiếng nói của mình: khước từ hi vọng giải phóng và từ chối tự do
→ Khẳng định tầm quan trọng của tiếng việt.
→ Trong hoàn cảnh hiện tại, đây là giải pháp ôn hòa, cần thiết, có sức thuyết phục.
- Tiếng Việt nghèo nàn → không có cơ sở
- Nguyên nhân: không chịu học, không trau dồi
→ Phơi trần tính chất ngụy biện của kẻ coi thường tiếng Việt.
3. Dùng ngoại ngữ để làm giàu ngôn ngữ dân tộc.
- Không phủ nhận việc học ngoại ngữ
- Kêu gọi làm giàu tiếng Việt bằng cách học ngoại ngữ.
→ Quan điểm đúng đắn và có giá trị thực tiễn. Có sức thuyết phục đối với trí thức Tây học và phát triển hướng bảo tồn tiếng dân tộc, góp phần giành độc lập, tự do.
- Lập luận chặt chẽ, lời lẽ vừa đanh thép vừa ôn hòa.
- Bố cục rõ ràng, lôgic
→ Tính thuyết phục và tính chiến đấu cao.
D. Củng cố: nội dung bài học
Dặn dò:  Học bài chuẩn bị  bài Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác.