TÔI YÊU EM
A. Mục tiêu bài học: Giúp
hs:
-
Cảm nhận được vẻ đẹp trong sáng
của một tâm hồn Nga, một tâm hồn thơ ;
-
Nắm bắt được những đặc sắc nghệ
thuật thơ cổ điển Pu-skin : giản di, tinh tế, hàm xúc.
Trọng
tâm kiến thức, kĩ năng
1. Kiến
thức
-
Một tình yêu đơn phương nhưng
nồng nàn, chân thành và cao thượng.
-
Đặc sắc của thiên tài nghệ
thuật Pu-skin.
2. Kĩ
năng
-
Đọc - hiểu văn bản theo đặc
trưng thể loại.
-
Phân tích những đặc trưng cơ
bản của thơ : cảm hứng nghệ thuật, hình ảnh, ngôn từ.
B. Phương tiện thực hiện: SGK, SGV, thiết kế bài học và các phương tiện
hỗ trợ khác.
Cách thức tiến hành: Đọc,
tìm hiểu, gợi tìm, phân tích phát huy chủ thể hs.
C. Tiến trình giờ dạy:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm
tra 15 phút.
3. Dạy
bài mới: Tình yêu là đề tài cũ nhưng luôn mới mẻ. Mỗi
thi nhân khi đến với đề tài huyền diệu này đều có những phát hiện riêng. Những
bài thơ tình hay nhất không hẳn là những bài thơ có hình thức đẹp đẽ, ngôn từ
bóng bẩy… mà điều quan trọng là tiếng nói chân thành nơi trái tim yêu đã làm
rung động bao trái tim khác khi họ đến với tình yêu tạo nên một sự cộng hưởng
sâu xa trong tâm hồn nhân loại. Tôi yêu em của Puskin là một bài thơ
như thế. Bằng cách nói giản dị, chân thành, Puskin đã dạy cho con người biết
yêu, yêu một cách cao thượng và văn hoá.
Hoạt động của GV và HS
HĐ1: HS đọc tiêu dẫn và nắm tri thức về
tác giả và hoạt động sáng tác.
TT1: Gọi học sinh
đọc tiểu dẫn,: Tóm tắt những nét chính về tác giả và đặc điểm chính trong sáng
tác của Puskin?
Khát vọng tự do thấm đượm trong thơ
Puskin, ông là ca sĩ của tự do. Puskin còn là ca sĩ của tuổi trẻ. Tình bạn,
tình yêu là cảm hứng trong rất nhiều sáng tác của ông. Gorki coi ông là “khởi
đầu của mọi khởi đầu”.
TT2: Giới thiệu vài
nét về bài thơ: thời gian sáng tác, cảm hứng chủ đạo của bài thơ bắt nguồn từ
đâu, nhân vật em xuất hiện ở đây là ai?
GV: Khái quát sâu
một vài điểm về cuộc đời và sáng tác của P và bài thơ.
HĐ2: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài thơ
TT1: HS đọc diễn cảm
bài thơ, gv đọc lại. Bài thơ có kết cấu ntn? Lối kết cấu như vậy có ý nghĩa gì?
Tâm trạng chung của nhân vật trữ tình trong bài thơ là tâm trạng gì?
TT2: Em có nhận xét
gì về cách dịch nhan đề của bài thơ? Cách
dích đó cho biết gì về mối quan hệ giữa tôi và em ntn?
TT3:Hãy chỉ ra điều
thầm kín được nhân vật trữ tình thổ lộ khi mở đầu cuộc giải bày tâm sự với
người yêu? Phân tích giá trị biểu cảm của nó?
- Một tình yêu kiên trì, tha thiết nồng nàn:
đã yêu, ngọn lửa đã cháy và chưa hoàn toàn vụt tắt, có nghĩa là vẫn âm ỉ để rồi
sẽ bùng lên mạnh hơn khi được ngọn lửa tình yêu nơi em tiếp sức.
TT4: Qua bức màn ngôn
ngữ vừa khám phá, em hãy xác định xem nhân vật trữ tình đang ở trong trạng thái
tình cảm nào?
- Lời lẽ, ý tứ khi bày tỏ có vẻ bình tĩnh nhưng từ trong sâu thẳm thì không
hề có sự yên tĩnh.
TT5: Với tâm trạng
như đã phân tích trên, nhân vật trữ tình đã cư xử với em ntn?
TT6: Nói lên điều đó
phải chăng “tôi” có ý định dừng bước trong quan hệ với em?
- Không muốn em bận lòng hay buồn rầu tốt nhất
nên dừng bước, đến đây chúng ta thấy có sự mâu thuẫn giữa lí trí và tình cảm, ý
thức thì nhún nhường nhưng con tim có lí lẽ riêng nên bướng bỉnh.
TT7: Tình yêu không
thành, tôi đã thể hiện thái độ như thế nào?
Vẫn tiếp tục khẳng định tình yêu dành
cho em
TT8: Cảm xúc trong 2
câu thơ “Tôi yêu em...lòng ghen” có gì đặc biệt? Nó hé mở trạng thái tình cảm
gì trong nhân vật trữ tình?
TT9: Hãy phân tích
trạng thái ghen của “tôi” trong bài thơ?
- Biểu hiện tình yêu ở mức độ cao, mãnh liệt
nhưng vẫn cố nén lòng mình để tránh những cử chỉ không đẹp như si tình mù
quáng. Đó là tình yêu của người văn hóa.
TT10: Tại sao có thể
nói 2 câu kết là bất ngờ, hàm chứa nhiều ý vị? Bài thơ cho ta những cảm nghĩ gì
về tâm hồn thi nhân? Phét thử - tôn trọng quyết định của người yêu. Tôi như đang ở trong cảm giác “tôi tìm em,
em tìm ai”
TT11: Xác định giọng
điệu chung của bài thơ?
HĐ3: Hướng dẫn học sinh tổng kết bài học.
TYE tuy là bài thơ buồn, diễn tả một ty vô vọng nhưng hơn hết bài thơ là
sự chân thành, cao thượng, nhân ái của trái tim con người. Bài thơ dạy cho ta
biết yêu một cách cao cả. |
Nội dung cần đạt
I. Giới thiệu:
1: Tác
giả: A. X. Puskin (1799 - 1837) “mặt
trời của thi ca Nga”
- Khởi đầu cho
chủ nghĩa hiện thực Nga
- Sáng tác: +
Thơ, tiểu thuyết bằng thơ, bi kịch lịch sử, trường ca, truyện ngắn, ngụ ngôn
+ Nội dung: Tâm hồn
nhân dân Nga khao khát tự do và tình yêu, thể hiện cuộc sống giản dị, chân thực
2.Tác
phẩm:Tôi yêu em.
- Viết năm 1829,
in trong tập Những bông hoa phương bắc
- Em: + A. Ôlênhina:
con gái vị chủ tịch viện hàn lâm nghệ thuật
+ Natalia
gônsarova: vợ nhà thơ sau này.
- Bài thơ tình
đặc sắc nhất của Puskin.
- Chủ đề: Puskin
giải bày tâm trạng và tình cảm đối với người yêu
II. Đọc - Hiểu:
(Bài thơ gồm 2 phần, cả 2 phần đều bắt
đầu bằng cụm từ Tôi yêu em. Thoạt nhìn tưởng như ý quẩn, trùng lặp, đọc kĩ mới
thấy ý thơ ào ạt trào lên, con sóng sau dữ dội, mãnh liệt hơn con sóng trước. Hình
thức tuy lặp lại nhưng cảm xúc có sự khác biệt.
Xét bề ngoài, tôi như thông báo việc rút lui, chối bỏ say mê, dập tắt
lửa tình, nhưng tận trong sâu thẳm cảm xúc của tôi cuồn cuộn chảy, không nén
được cứ bật lên thành điệp khúc tôi yêu em)
1. Nhan
đề:
- Tôi yêu chị,
cô, bà: trang trọng, khách khí và xa cách
- Anh yêu em:
quan hệ quá thân mật
- Tôi yêu em:
nêu bật quan hệ vừa gần vừa xa, vừa đằm thắm vừa dang dở giữa nhân vật trữ tình
với em
2. Lời
bộc bạch, trần tình:
-
Tôi yêu em: + Điều thầm kín sâu thẳm
trong tâm hồn
+ Lời thú nhận, tự
nhủ
+ Giọng điệu chủ đạo
của bài thơ
-
Đến nay chừng có thể → cách nói vừa thổ
lộ vừa thăm dò
-
Ngọn lửa tình: hình ảnh so sánh → thể
hiện một tình yêu nồng nàn, tha thiết, cháy bỏng.
è Sự giằng
co, đấu tranh ghê gớm, vừa phân vân vừa bối rối.
- Không để em
bận lòng, hồn gợn bóng u hoài
→ Phủ định triệt
để khát vọng của mình và mong muốn người yêu
được bình yên, hạnh phúc.
→ Nghĩ về người
yêu không tầm thường, ích kỉ
→ Giọng thơ dứt
khoát, mạnh mẽ: dằn lòng, chế ngự, vượt lên, vụt sáng một tình yêu cao thượng,
tình yêu càng thăng hoa.
è Bức
thông điệp về tình yêu nồng nàn, chân thành đến cảm động.
3. Lời
nguyện ước cho tình yêu:
- Điệp khúc: Tôi yêu em → khẳng định tấm lòng và
tình yêu lâu bền.
- Âm thầm, rụt
rè, hậm hực → tái hiện những cung bậc của tình yêu, gọi đúng cảm xúc và những
mâu thuẫn của lí trí và tình cảm
- Chân thành,
đằm thắm → Phẩm chất cao đẹp của tình yêu
- Ghen: biểu
hiện ở mức độ cao, mãnh liệt của tình yêu nhưng cố nén lòng mình nên chỉ ở mức
độ hậm hực
→ Không phải sự
ghen tuông ích kỉ thấp hèn, không phiền trách mà là nhu cầu bày tỏ cho em hiểu
- Cầu em được
người tình như tôi đã yêu em
→ Cách nói khiêm
nhường nhưng thể hiện sự tự hào, kiêu hãnh, tin vào tình yêu chung thủy của bản
thân
→ Tình yêu cao
thượng trong sáng, tất cả vì hạnh phúc của người mình yêu
è Giọng
điệu lúc day dứt u buồn, lúc tha thiết bồi hồi. Tình yêu lên ngôi, có tính văn
hóa, tình người chói sáng nhân cách và nâng thi sĩ lên tầm cao mới
III. Tổng kết.
-
Giọng thơ sâu lắng, tinh tế, giàu cảm
xúc
-
Thể hiện quan niệm sâu sắc: tình yêu
không chỉ tha thiết nồng nàn mà còn cần phải cao thượng, vị tha và khiêm nhường
→ Đối tượng tự
nó hấp dẫn đến mức chả cần gì đến sự tô điểm nào cả (Puskin)
→ Biêlinxki: lòng nhân ái làm xúc động lòng người ở vẻ diễm lệ nghệ
thguật của nó. |
D. Củng cố: Học thuộc bài
thơ và phân tích để thấy được tâm hồn cao đẹp của thi sĩ trong tình yêu.
Hướng
dẫn tự học
-
Học thuộc lòng bài thơ.
-
Tìm những nét tương đồng trong
tình yêu ở Tôi yêu em (Pu-skin) với Tương tư (Nguyễn Bính).
Dặn dò: Chuẩn bị bài Bài số 28.