ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH TIẾNG VIỆT

ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH TIẾNG VIỆT
A. Mục tiêu bài học: Giúp hs:
-         Nắm được khái niệm loại hình ngôn ngữ (phân biệ với học ngôn ngữ) và những đặc điểm cơ bản của loại hình ngôn ngữ đơn lập mà tiếng Việt là một ngôn ngữ tiêu biểu.
-         Vận dụng được những hiểu biết về đặc điểm loại hình của tiếng Việt vào việc học tập và sử dụng tiếng Việt , vào việc lí giải những hiện tượng của tiếng Việt phù hợp với đặ điểm loại hình của nó , đồng thời phục vụ cho việc so sánh, đối chiếu khi học ngoại ngữ, hoặc khi tiếp xúc trong môi trường song ngữ.

B. Phương tiện thực hiện:  SGK, SGV, thiết kế bài học và các phương tiện hỗ trợ khác..
Cách thức tiến hành: Đọc, tìm hiểu, gợi tìm, phân tích phát huy chủ thể hs.
C. Tiến trình giờ dạy:  1. Ổn định lớp:
                       2. Kiểm tra bài cũ:
                       3. Dạy bài mới: Các ngôn ngữ trên thế giới có thể được phân loại không chỉ dựa trên những nét tương đồng về lịch sử mà còn dựa trên sự tương đồng về dấu hiệu hình thức như đặc điểm ngữ âm, ngữ pháp, từ loại...Sự phân loại các ngôn ngữ dựa trên sự giống nhau về hình thức cho ta các loại hình ngôn ngữ. Bài học này sẽ giúp chúng ta nắm được các loại hình ngôn ngữ cơ bản, nhất là hiểu được đặc điểm laoị hình Tiếng Việt để sử dụng, yêu quý Tiếng Việt và giúp học ngoại ngữ tốt hơn.


Hoạt động của GV và HS
HĐ1: HS tìm hiểu kiến thức phần loại hình ngôn ngữ..
TT1: Giáo viên nêu ngữ liệu hướng học sinh vào khái niệm loại hình.
TT2: Đọc văn bản phần một và khái niệm loại hình, em hiểu ntn là loại hình ngôn ngữ? Có những loại hình ngôn ngữ nào?



HĐ2: Tìm hiểu đặc điểm loại hìng của Tiếng Việt..
TT1: GV khẳng định Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập và thuyết giảng về loại hình ngôn ngữ đơn lập.
TT2: Tiếng là đơn vị ngữ pháp cơ sở, dựa vào sgk hãy nêu đặc điểm về mặt ngữ âm và về mặt sử dụng của đơn vị tiếng trong Tiếng Việt?
Cho ví dụ minh họa. HS trả lời, giáo viên khái quát và đưa cứ liệu trên bảng phụ hoặc trình chiếu để học sinh nắm tri thức.







TT3: Dựa trên cứ liệu và sự phân tích cứ liệu trong sgk, em hãy cho biết thế nào là từ không biến đổi hình thái?







TT4:Cho ví dụ và yêu cầu học sinh phân tích để thấy được sự thay đổi của trật tự từ và sử dụng hư từ có ảnh hưởng rất lớn đến việc biểu thị ý  nghĩa của câu và cụm từ.
















HĐ3: Hướng dẫn học sinh làm bài tập luyện tập



Nội dung cần đạt
I.  Loại hình ngôn ngữ:
1. Khái niệm:
a. Loại hình:  là một tập hợp những sự vật, hiện tượng có cùng chung những đặc trưng cơ bản nào đó.
Vd: loại hình nghệ thuật, loại hình báo chí.
b. Loại hình ngôn ngữ: là cách phân chia thành nhóm ngôn ngữ dựa trên những đặc trưng cơ bản của các ngôn ngữ đó về mặt ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp.
- Có 2 loại hình ngôn ngữ: + Loại hình ngôn ngữ đơn lập
+ Loại hình ngôn ngữ hòa kết.
II. Đặc điểm loại hình của tiếng việt:
- Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập: là loại hình ngôn ngữ trong đó các tiếng tồn tại độc lập với nhau; là cơ sở của ngữ pháp, từ không biến đổi hình thái, biện pháp chủ yếu để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp là sắp đặt từ theo thứ tự trước sau và sử dụng hư từ.
1. Tiếng là cơ sở của ngữ pháp:
a. Về mặt ngữ âm: - Mỗi tiếng là một âm tiết.
+ Âm tiết nào cũng mang thanh điệu: thanh trắc, thanh bằng
+ Âm tiết có 2 phần chính là : âm đầu và vần
- Trong thơ tiếng thường được gợi là chữ, tạo nên thể thơ: thơ thất ngôn, ngũ ngôn, lục bát...
b. Về mặt sử dụng:
- Tiếng là một đơn vị nhỏ nhất có nghĩa, có thể đảm nhiệm một chức năng ngữ pháp trong câu.
Vd: Nhà, chị, lớp, bàn, ghế.
- Tiếng là yếu tố cấu tạo từ: từ ghép (nhà cửa, áo quần, sách vở...), từ láy (lạnh lùng, đẹp đẽ, sạch sẽ), từ kết hợp ngẫu nhiên (bồ hòn, mồ côi, bồ kết).
- Việt hóa từ vay mượn: xà phòng, rađiô...
2. Từ không biến đổi hình thái.
Vd: Cười người chớ vội cười lâu
   Cười người hôm trước, hôm sau người cười
- Tôi tặng anh ấy một cuốn sách, anh ấy tặng tôi một quyển vở.
  I give him a book and he give me a notebook
- Ngày hôm qua tôi thấy cô ấy trong siêu thị nhưng cô ấy không thấy tôi.
Yesterday, I saw her in the supermarket but she did not see me.
→ Tiếng Việt không biến đổi hình thái khi biểu thị ý nghĩa ngữ pháp
3. Biện pháp chủ yếu để sắp đặt từ và sử dụng hư từ.
a. Thay đổi trật từ từ → ý nghĩa của cụm từ, của câu thay đổi.
vd: - Cụm từ: giếng nước # nước giếng; phòng 5 # 5 phòng; học lại # lại học; giàu lòng thương người # lòng thương người giàu
- Câu: Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Chủ tịch Hồ Chí Minh, người anh hùng dân tộc vĩ đại và chính người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta.
b. Sử dụng các hư từ: - Hư từ chỉ số lượng
Vd: Rồi Bác đi dém chăn
    Từng người, từng người một
- Hư từ chỉ quan hệ chính phụ  Vd: Ngôi nhà này của tôi
- Hư từ chỉ quan hệ đẳng lập Vd: Lan Mai học giỏi như nhau
- Hư từ chỉ quan hệ chủ vị:
 Vd: Lan người học giỏi nhất môn văn
- Nhận diện câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, trần thuật.
Vd: Ông hãy trốn đi. Ông phải trốn đi.
III. Luyện tập:
1. Bài tập 1/58: - Câu 1: - Nụ tầm xuân 1: Phụ ngữ, đối tượng của hoạt động hái
- Nụ tầm xuân 2: chủ ngữ của động từ nở
- Câu 2: Bến: Phụ ngữ, đối tượng của hoạt động nhớ
+ Bến 2:  chủ ngữ của động từ đợi
- Câu 3: Trẻ : Phụ ngữ, đối tượng của hoạt động yêu
+ Trẻ 2: chủ ngữ của động từ đến
+ Già 1: Phụ ngữ, đối tượng của hoạt động kính
+ Già 2: chủ ngữ của động từ để
- Câu 4: + Bống 1,2,3,4: Phụ ngữ, đối tượng của hoạt động đem, cho, thả, cho.
+ Bống 5, 6: chủ ngữ của động từ ngoi, lớn.
2. Bài tập 2/58: Hoc sinh tự làm ở nhà  như ví dụ đã phân tích trong phần bài học.
3. Bài tập 3/58: - Đã: chỉ hoạt động xảy ra trước thời điểm mốc.
- Các: chỉ số nhiều toàn thể của sự vật.
- Để, mà: chỉ mục đích.
- Lại: chỉ hoạt động tái diễn.
D. Củng cố: Nắm khái niệm loại hình và đặc điểm loại hình Tiếng Việt
Hướng dẫn tự học
-         Tìm những câu tiếng Việt trong đó cùng một từ được dùng ở các vị trí và chức năng khác nhau mà không có sự biến đổi hình thái.
Ví dụ : "Yêu trẻ, trẻ đến nhà", "Ta về mình có nhớ ta",...
-         So sánh sự khác nhau giữa họ ngôn ngữ (học ở lớp 10) và loại hình ngôn ngữ.

Dặn dò: Chuẩn bị dàn ý bài viết số 6.