TIỂU SỬ TÓM TẮT

TIỂU SỬ TÓM TẮT
A. Mục tiêu bài học: Giúp hs:
-         Nắm được mục đích, yêu cầu của việc viết tiểu sử tóm tắt.
-         Có kĩ năng viết tiểu sử tóm tắt.
Trọng tâm kiến thức, kĩ năng
1. Kiến thức
-         Mục đích, đặc điểm của tiểu sử tóm tắt.
-         Yêu cầu viết bản tiểu sử tóm tắt.
-         Cách viết tiểu sử tóm tắt.
2. Kĩ năng
-         Tìm hiểu tiểu sự của một số tác giả đã học ở phần Văn học.
-         Viết tiểu sử tóm tắt của một nhân vật.
B. Phương tiện thực hiện:  SGK, SGV, thiết kế bài học và các phương tiện hỗ trợ khác..
C. Cách thức tiến hành: Đọc, tìm hiểu, gợi tìm, phân tích phát huy chủ thể hs.
D. Tiến trình giờ dạy:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Em hiểu như thế nào là thao tác lập luận bác bỏ? Mục đích của thao tác lập luận bác bỏ là gì? Yêu cầu? Cách bác bỏ ra sao?

 3. Dạy bài mới

Hoạt động của GV và HS

HĐ1: Tổ chức cho hs nắm mục đích yêu cầu của bài viết tiểu sử tóm tắt
TT1: Em đã bao giờ viết tiểu sử chưa?
TT2: Theo em thế nào là tiểu sử tóm tắt?
TT3: Người ta viết tiểu sử tóm tắt để làm gì?
TT4: Yêu cầu chung của việc viết tiểu sử tóm tắt?









HĐ2: HS nắm kĩ năng viết tiểu sử tóm tắt.
TT1: Đọc ngữ liệu sách giáo khoa, phân tích theo câu hỏi yêu cầu.




















TT2: Qua phân tích ngữ liệu em hãy cho biết cách chọn tài liệu để viết tóm tắt ntn?











TT3: Khi tiến hành viết tiểu sử cần chú ý những gì?












HĐ3: Luyện tập

HS làm việc theo nhóm hoặc giáo viên yêu cầu học sinh lên bảng trình bày lấy điểm miệng.











Bài tập 3 học sinh tiến hành làm ở nhà, giáo viên kiểm tra khi học bài mới tiếp theo.



Nội dung cần đạt
I. Mục đích, yêu cầu của tiểu sử tóm tắt :
1. Khái niệm:  Tiểu sử tóm tắt là một văn bản thông tin một cách khách quan, trung thực những nét cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp một cá nhân.
2. Mục đích:
- Giới thiệu cho người đọc, người nghe hiểu về cuộc đời, sự nghiệp của một cá nhân
- Giúp nhà quản lí phân công công việc hợp lý
- Nếu là nhà văn giúp chúng ta hiểu sáng tác của họ
3.Yêu cầu cơ bản:
- Thông tin khách quan, chính xác
- Nội dung và độ dài văn bản phù hợp mục đích viết
- Văn bản cô đọng, trong sáng, không sử dụng biện pháp tu từ.
II. Cách viết tiểu sử tóm tắt.
1. Cách chọn tài liệu để viết tiểu sử tóm tắt:
a. Phân tích ngữ liệu:
- Kể tóm tắt, đầy đủ về cuộc đời và sự nghiệp của Lương Thế Vinh 
b. Cách chọn tài liệu:
- Chọn lựa được nội dung cụ thể, chân thực, chính xác, tiêu biểu, những mốc thời gian quan trọng qua đó tái hiện trung thực về chân dung nhân vật. 
- Cần sưu tập tài liệu
+ Qua sách, báo,..
+ Yêu cầu: chính xác, chân thực, đầy đủ và tiêu biểu.
2. Viết tiểu sử tóm tắt: - Văn bản gồm bốn nội dung
+ Giới thiệu khái quát: họ tên, năm sinh, quê quán ..
+ Hoạt động xã hội của nhân vật.
+ Đóng góp tiêu biểu của nhân vật
+ Lời đánh giá của người viết
- Bố cục: rõ ràng, hợp lí.
- Đánh giá chính xác, chân thực, không nên thái quá (đề cao hoặc chê bai quá mức)
III. Luyện tập:
1. Bài tập 1/55: Chọn trường hợp c và d. 
2. Bài tập 2/55:
- Giống: Các văn bản đều viết về một nhân vật nào đó.
 - Khác:
 + Mục đích và hoàn cảnh giao tiếp. Điếu văn viết để đọc trong lễ truy điệu; ngoài tiểu sử còn có khóc thương và chia buồn
+ Sơ yếu lý lịch là văn bản hành chính theo mẫu; do bản thân viết.
+ Văn bản thuyết minh đối tượng rộng hơn (người, cảnh), có thể nhấn mạnh những nội dung khác nhau tùy mục đích; hành văn diễn đạt phong phú, giàu biểu cảm.
3. Bài tập 3/55 : Viết tiểu sử tóm tắt. Nhà thơ Xuân Diệu:
- Xuân Diệu (1916 – 1985) có bút danh Trảo Nha, tên khai sinh là Ngô Xuân Diệu. Quê cha: Hà Tĩnh, quê mẹ: Bình Định.
- Sau khi tốt nghiệp tú tài, Xuân Diệu dạy học tư, làm viên chức ở Mỹ Tho, sau đó ra Hà Nội làm nghề viết văn. Ông là thành viên của Tự Lực Văn Đoàn, tham gia mặt trận Việt Minh trước 1945. Cả cuộc đời gắn bó với nền văn học dân tộc. 1983 ông được bầu làm viện sĩ thông tấn viện hàn lâm nghệ thuật CHDC Đức.
-  Trước 1945, Xuân Diệu là nhà thơ “mới nhất trong các nhà thơ mới”.  Xuân Diệu đem đến cho độc giả một giọng thơ sôi nổi, đắm say, yêu đời tha thiết với những tập “Thơ thơ”,“Gởi hương theo gió”. Sau 1945, ông say sưa viết về tổ quốc, nhân dân, Đảng, Bác Hồ… với một tinh thần lạc quan sôi nổi. “Riêng chung”, “Hai đợt sóng” lần lượt ra đời. Xuân Diệu để lại một sự nghiệp văn học lớn, sức sáng tạo dồi dào, đóng góp nhiều mặt cho nền văn học dân tộc. Ở lĩnh vực nào cũng in đậm hình ảnh một Xuân Diệu – nhà thơ của tuổi trẻ, mùa xuân, sôi nổi tình yêu, dạt dào tình đời.
D. Củng cố: Nắm chắc các bước chuẩn bị và viết tiểu sử tóm tắt
Hướng dẫn tự học
Viết tiểu sử tóm tắt một số đối tượng (bản thân, người thân trong gia đình, một người mà mình quan tâm, yêu thích,...).
Dặn dò: Học bài.

 Chuẩn bị: Đặc điểm loại  hình tiếng Việt