CHIỀU XUÂN


CHIỀU XUÂN
(ANH THƠ)
Mục tiêu cần đạt
-         Cảm nhận được bức tranh quê vào mùa xuân ở vùng đồng bằng Bắc Bộ qua không khí, nhịp sống và những hình ảnh tiêu biểu gần gũi;
-         Thấy được một vài đặc sắc nghệ thuật thơ Anh Thơ.
Trọng tâm kiến thức, kĩ năng
1. Kiến thức
-         Cảnh chiều xuân dưới ngòi bút Anh Thơ và tấm lòng nữ sĩ.

-         Trí tưởng tượng, năng lực miêu tả, tạo dựng bức tranh quê.
2. Kĩ năng
Đọc - hiểu bài thơ theo đặc trưng thể loại.
B. Phương tiện thực hiện:  SGK, SGV, thiết kế bài học.
Cách thức tiến hành: Đọc, tìm hiểu, gợi tìm, phân tích phát huy chủ thể hs.
C. Tiến trình giờ dạy:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc bài thơ Từ ấy và phân tích cảm hứng chủ đạo của bài thơ?
3. Dạy bài mới:

   Hoạt động của GV và HS
HĐ1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài thơ Lai tân
TT1: Giới thiệu xuất xứ bài thơ?
TT2: Nhận xét về kết cấu và bút pháp của bài thơ?
TT3:  Trong 3 câu đầu bộ máy quan lại ở Lai Tân được miêu tả ntn? Ban trưởng, cảnh trưởng, huyện trưởng có làm đúng chức năng của những người đại diện pháp luật không?
TT4: Phân tích sắc thái châm biếm, mỉa mai ở câu thơ cuối?





HĐ2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài thơ Nhớ đồng
TT1: Bài thơ Nhớ đồng ra đời trong hoàn cảnh nào?



TT2: Cảm hứng của bài thơ được gợi lên từ yếu tố nào? Vì sao nó lại có sức gợi đến như vậy?
TT3: Chỉ ra điệp khúc của bài thơ? Hiệu quả nghệ thuật của chúng trong việc thể hiện nỗi nhớ?


TT4: Niềm yêu quý tha thiết và nỗi nhớ da diết của nhà thơ đối với quê hương, đồng bào được diễn tả
bằng những hình ảnh nào? Giọng điệu, từ ngữ?






TT5:  Nêu cảm nghĩ về niềm say mê lí tưởng, khao khát tự do và hành động của nhà thơ qua đoạn thơ từ câu “Đâu những ngày...” đến hết?






TT6: Nhận xét chung về sự vận động của tâm trạng tác giả trong bài thơ?

HĐ3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài thơ Tương tư.
TT1: Giới thiệu về tác giả và bài thơ? Chỉ với một bài thơ “ Chân quê”, NBính đã có một vị trí đặc biệt trong lòng người. Vậy mà thi sĩ “chân quê” ấy còn để lại cho chúng ta rất nhiều những vần thơ đẹp và thấm đượm hồn quê như thế.“Tương tư” là một thi phẩm trong trẻo  đã trở thành  tiếng lòng chung của bao người đang yêu nhưng mãi mãi sẽ là một“ Tương tư” của riêng NBính, chỉ NBính  mới có thể làm nên nó bằng cả tấm chân tình của mình.
TT2: Đọc diễn cảm bài thơ.
TT3: Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì? Tương Tư phải chăng chỉ là “nhớ”? Ở bài thơ này, nỗi tương tư của chàng trai là sự bộc lộ của những sắc thái cảm xúc nào?
TT4: Em cảm nhận ntn về nỗi nhớ mong và những lời kể lể, trách móc của chàng trai trong bài thơ? Những trách cứ, giận hờn của chàng trai là có lí hay vô lí? Nó giúp ta hiểu gì về quy luật tình yêu và về tình yêu của chàng trai?
TT5: Tương tư là nỗi niềm không của riêng ai nhưng với bài thơ này, NB đã dệt nên một “Tương tư” mang phong vị rất riêng. Những yếu tố nào từ hình thức đến nội dung đã làm nên vẻ đẹp riêng đó?
TT6: Mối tương tư của con người được bao bọc trong không gian nào? Không gian ấy được tạo nên bởi những yếu tố nào? Chức năng của chúng?




HĐ4: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài thơ Chiều xuân
TT1: Giới thiệu vai nét về tác giả. Tác phẩm.



TT2: Đọc diễn cảm bài thơ?

TT3: Bức tranh chiều xuân qua ngòi bút của anh thơ hiện lên ntn? Hãy chỉ ra nét riêng của bức tranh đó?







TT4: Nhận xét không khí và nhịp sống thôn quê trong bài thơ? Được gợi tả bằng những từ ngữ, chi tiết và bút pháp nghệ thuật nào?
      Nội dung cần đạt
I. Bài thơ Lai tân (Hồ Chí Minh):
1. Xuất xứ: rút trong tập Nhật kí trong tù, sáng tác khi Hồ Chí Minh bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam.
2. Kết cấu: - 3 câu đầu:
+ Ban trưởng: người trông coi, cải huấn các loại tội phạm >< đánh bạc.
+ Cảnh trưởng: người tổ chức, điều hành thực thi pháp luật >< giải tù, ăn hối lộ.
+ Huyện trưởng: Người cai quản công việc của huyện >< chong đèn làm việc
→ Phác họa bộ mặt thật của bọn quan lại thời Tưởng Giới Thạch khi bị phát xít Nhật chiếm đóng: thối nát, bất bình thường
- Câu cuối: Lai Tân vẫn thái bình: bình thường, phổ biến, đương nhiên.
→ Tạo mâu thuẫn ngay trong từng câu và trong 2 phần của bài thơ → châm biếm, mỉa mai có hiệu quả, thâm thúy, sâu sắc.
è Giá trị khái quát rộng lớn của bài thơ: lên án thái độ và hành động vô trách nhiệm của nhà cầm quyền ở Lai Tân cũng như xã hội Trung Quốc thời Tưởng Giới Thạch.
II. Bài thơ Nhớ đồng (Tố Hữu):
1. Hoàn cảnh ra đời: - Nhà thơ bị giam ở nhà lao Thừa Thiên Huế
- Bài thơ là tâm tư của người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi gắn bó tha thiết với thiên nhiên, cuộc sống, con người của quê hương xứ sở
2. Đọc – hiểu:
- Cảm hứng của bài thơ được gợi lên từ tiếng hò, đó là điểm nhấn gợi nhớ, khiến cho bao hình ảnh quen thuộc của đồng quê hiện về.
- Điêp khúc: + Gì sâu...tiếng hò?
+ Gì sâu ... thương nhớ ơi!
→ Lặp nhiều lần nhấn mạnh nỗi buồn da diết, sâu lắng, khắc khoải nhớ thương.
- Hình ảnh đồng quê, làng xóm, con người hiện lên → thể hiện tấm lòng tha thiết gắn bó sâu nặng với quê hương đất nước.
+ Gió cồn thơm đất nhả mùi
+  Ruồng tre mát, ô mạ xanh mơn mởn
+ Nương khoai, xóm nhà tranh, lúa mềm xao xác.
+ Tiếng xe lùa nước, tiếng hò...
→ Hình ảnh, âm thanh, màu sắc, mùi vị của cuộc sống dân dã trong xa cách nhớ thương càng trở nên gần gũi lạ thường.
- Con người: hiền như đất, dãi gió dầm mưa, rất thật thà
→ Chân dung người lao động khỏe khắn, tạo nên vẻ đẹp vĩnh cửu của công việc lao động, đem lại giá trị cho sự sống, hi vọng cho tương lai.
- Điệp khúc: đâu những, đâu rồi, đâu cả rồi, thương nhớ ơi → Nỗi nhớ thương càng sâu sắc, khắc khoải.
- Nhớ hình ảnh của mình xưa: khát khao tự do, muốn thoát chốn lao tù, dấn thân cho sự nghiệp cách mạng. → Tâm trạng phấn chấn vui vẻ.
* Diễn biến tâm trạng: theo kết cấu đồng hiện: hiện thực – quá khứ - hiện thực → Nhớ đồng mang nhiều tầng ý nghĩa
+ Nhớ cuộc đời
+ Khát khao tự do
+ Niềm phẫn uất trước thực tại.
- Hệ thống từ ngữ biểu cảm: hiu quạnh, im hơi, âm u, não nùng, hiu hắt, đơn chiếc, cách biệt, im lặng, cánh chim buồn: diễn tả nỗi buồn trong sáng, góp phần D. Củng cố niềm tin, nghị lực cho người tù.
III. Bài thơ Tương tư (Nguyễn Bính):
1. Giới thiệu: - Tác giả Nguyễn Bính (1918 - 1966) tác giả tiêu biểu của phong trào thơ mới, là thi sĩ “chân quê”.
- Bài thơ: + Rút trong tập Lỡ bước sang ngang
+ Sự tương tư, nhớ nhung trong tình yêu được thể hiện bằng thể thơ lục bát.








2. Đọc – hiểu:
a. Tương tư: - Nỗi nhớ nhung của những người yêu nhau.
- Người mang tâm trạng: chàng trai thôn Đoài → thụ động → Tạo tình huống để bộc bạch nỗi niềm một cách tự nhiên
- Đối tượng hướng tới: cô gái thôn Đông.
b. Nghệ thuật thể hiện nỗi nhớ:
- Nỗi nhớ: + Là cảm hứng chủ đạo, mang nhiều cung bậc, trạng thái: ngồi nhớ, chín nhớ mười mong.
+ Bao trùm:
   * Không gian: thôn Đoài, thôn Đông, gió mưa → tạo 2 nỗi nhớ song hành.
  * Thời gian:  ngày qua ngày lại.. lá xanh .. lá vàng
- Cách bày tỏ: + Kể lể: băn khoăn hờn dỗi → than thở → hờn trách mát mẻ → nôn nao mơ tưởng → ước vọng xa xôi: đan cài, lồng ghép, chuyển hóa tự nhiên chân thực.
+ Cấu trúc: 1 người ... 1 người: số hóa, cụ thể hóa cái trừu tượng trong ca dao → nỗi nhớ cách xa diệu vợi.
+ Giọng điệu: hờn dỗi bóng gió, mát mẻ, vòng vo + nhân hóa + hoán dụ + ví von so sánh + điệp ngữ: giàu nhạc điệu theo lối luyến láy của dân ca
- Từ cặp đôi: thôn Đoài – thôn Đông, một người – một người, gió – mưa, tôi – nàng, bên ấy – bên này, lá xanh – lá vàng, bến – đò, hoa – bướm, giầu – cau + địa danh (đình, thôn, làng) + lối nói biến âm địa phương.
→ Mối nhân duyên đậm nét chân quê  hòa quyện trong cảnh quê dân dã nhưng mang chút tình lãng mạn của thời đại. 
→ Diễn tả trọn vẹn khái niệm tương tư và tâm trạng con người; đồng thời thể hiện khát vọng có nhau trong hạnh phúc lứa đôi một cách tự nhiên, kín đáo, ý nhị.
3. Tiểu kết: - Bài thơ diễn tả những diễn biến chân thực, tinh tế tâm trạng tương tư của chàng trai, tình và cảnh hòa quyện, đó là khát vọng tình yêu của cái tôi cá nhân thời thơ mới.
- Mang vẻ đẹp của một bài thơ mới giàu chất dân gian.
IV. Bài Chiều xuân (Anh Thơ):
1. Giới thiệu: - Anh Thơ nữ thi sĩ tiêu biểu của phong trào thơ mới, mệnh danh là nữ thi sĩ của cảnh quê.
- Bài thơ Chiều xuân:  + Rút trong tập Bức tranh quê
+ Tiêu biểu cho cảnh chiều xuân nơi đồng bằng Bắc bộ.
+ Nền chung của bức tranh là mưa xuân đổ bụi êm êm, mờ mờ.
2. Đọc - hiểu:
a. Bức tranh chiều xuân trên bến đò và trên thân đê:
- Màu sắc: trắng mờ của mưa xuân, tím nhạt của hoa xoan, xanh mơ màng của cỏ.
- Cảnh vật: + Con đò nằm in đợi khách
+ Quán tranh không người lui tới
+ Bướm rập rờn, trâu bò
→ Đẹp như một bức cổ họa với cảnh sắc thôn quê thân thuộc, một chút xôn xao sức sống của mùa xuân, hoạt động của cảnh vật trên nền không gian chiều êm ả, tĩnh mịch.
→ Bức tranh vắng bóng con người.
b. Bức tranh chiều xuân trên cách đồng:
- Màu sắc: đồng lúa xanh rờn, cò trắng vụt qua.
→ Phá vỡ sự bằng lặng của không gian, mang hơi thở của sự sinh sôi nảy nở.
- Con người: cô yếm thắm, cào cỏ ruộng, giật mình  → trẻ trung, tràn ngập sức sống.
→ Bức tranh có sự xuất hiện của con người càng thêm sinh khí, sức sống thanh xuân thức dậy, xôn xao cảnh chiều, đọng lại trong tâm trí người ngắm tranh.
3. Tiểu kết: Chiều xuân là bức tranh quê đằm thắm, dịu dàng từ cảnh quê, đời quê, nếp quê (đời sống thong thả, yên bình) đến cả hồn quê; hài hòa từ bố cục, đường nét, hình khối hòa sắc riêng. 
D. Củng cố: Nội dung tư tưởng và nghệ thuật của 4 bài thơ
3. Hướng dẫn tự học
Học thuộc lòng các bài thơ.

Dặn dò: Học thuộc 4 bài thơ. Chuẩn bị bài Tóm tắt tiểu sử