NGƯỜI TRONG BAO

NGƯỜI TRONG BAO
 (Sê-khốp)
A. Mục tiêu bài học: Giúp hs:
-         Nắm được đặc điểm tính cách và ý nghĩa xã hội của hình tượng nhân vật Bê-li-cốp ;
-         Nhận biết được bút pháp nghệ thuật sắc sảo trong việc xây dựng hình tượng điển hình của Sê-khốp.
Trọng tâm kiến thức, kĩ năng
1. Kiến thức
-         Bi kịch "người trong bao" Bê-li-cốp ; tính khái quát và ý nghĩa xã hội của hình tượng này.
-         Tính cách nhân vật điển hình trong truyện ngắn Sê-khốp.
2. Kĩ năng
-         Đọc - hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.
-         Phân tích tâm lí, tính cách nhân vật.
B. Phương tiện thực hiện:  SGK, SGV, thiết kế bài học và các phương tiện hỗ trợ khác..
Cách thức tiến hành: Đọc, tìm hiểu, gợi tìm, phân tích phát huy chủ thể hs.
C. Tiến trình giờ dạy:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Dạy bài mới:

       Hoạt động của GV và HS
HĐ1: HS đọc tiểu dẫn và tìm hiểu tri thức về tác giả và hoạt động sáng tác của ông..
TT1: Đọc tiểu dẫn sgk
TT2: Hãy tóm tắt những nét chính về cuộc đời nhà văn Sêkhốp?
TT3: Những đóng góp của ông trong nền văn học Nga và nhân loại?

TT3: Giới thiệu khái quát về tác phẩm Người trong bao ở các mặt: hoàn cảnh sáng tác, nội dung?



HĐ2: Hướng dẫn HS đọc, tìm hiểu tác phẩm.
TT1:  Đọc chọn lọc một số đoạn
TT2: Nhân vật Bêlicốp được miêu tả ntn? Em có nhận xét gì về cách xây dựng nhân vật của tác giả?


TT2: Nêu những biểu hiện chứng tỏ Bêlicốp là người trong bao cả trong suy nghĩ và sinh hoạt?  Tại sao anh ta lại tự nhốt mình vào trong bao như thế?







TT3: Tính cách của Bêlicốp bộc lộ rõ nhất trong những tình huống nào?
TT4: Thử phân tích vì sao Bêlicốp lại có tính cách và lối sống như vậy?






TT5: Cách sống của anh ta có ảnh hưởng ntn đối với mọi người? Theo em anh ta là người đáng thương hay đáng ghét? Vì sao? (Học sinh có thể thảo luận hoặc hoạt động độc lập). Giải thích thái độ của mọi người đối với Bêlicốp lúc y còn sống cũng như khi đã chết? Tình cảm và thái độ ấy nói lên điều gì?






TT6: Phân tích ý nghĩa tư tưởng – nghệ thuật của biểu tượng cái bao?
Kể câu chuyện về cuộc đời ngắn ngủi, thảm hại của Bêlicốp tác giả kết án tử hình những quái thai của thể chế sa hoàng, những gì bất hợp lí, phi trí tuệ, cái xấu tinh vi có sức gặm nhắm, hoen gỉ tâm hồn người không thua gì cái ác với sức tàn phá lộ liễu, bày trước người đọc tất cả sự trống rỗng, thiển cận, ti tiện của lối sống thu mình trong bao, đánh thức những khát khao về một cuộc đời cao thượng, đáng sống, ấp ủ niềm hi vọng về một ngày mai tươi sáng.
TT7: Theo em truyện ngắn này có những đặc sắc nghệ thuật gì?
TT8: Em có suy nghĩ gì về phần kết của tác phẩm qua lời kể “Chưa đầy một tư tưởng ẩn sau .... chẳng tốt đẹp gì hơn trước”?






HĐ3: Qua phân tích hãy khái quát chủ đề?

HĐ4: Tổng kết.







                 Nội dung cần đạt
I. Giới thiệu:
1. Tác giả:
a. Cuộc đời: - 1886 - 1904
- Tham gia nhiều công việc xã hội, giáo dục, văn hóa.
b. Sáng tác: - Là đại biểu lớn cuối cùng của văn học Nga cuối thế kỉ XIX.
- Nhà cách tân thiên tài về truyện ngắn và kịch.
- Thể loại: truyện ngắn, truyện vừa, kịch nói.
- Cốt truyện giản dị, nhưng đặt ra nhiều vấn đề có ý nghĩa xã hội to lớn, ý nghĩa nhân văn sâu sắc.
 2.Truyện ngắn: Người trong bao:
- Sáng tác: 1898
+ Khi nhà văn dưỡng bệnh tại Ianta.
+ Xã hội chuyên chế Nga với bầu không khí ngạt thở.
→ Lắm kiểu người kì quái.
- Phát hiện nghệ thuật độc đáo và đặc sắc của nhà văn.
II. Đọc hiểu:
1. Hình tượng nhân vật Bê-li-cốp:
* Chân dung và phục trang:
- Giày, ô, đồng hồ, dao... tất cả đều để trong bao → đồ vật lỉnh kỉnh.
- Đeo kính râm, nhét bông vào lỗ tai, mui xe luôn kéo lên → kì quái, khác thường.
→ Khắc họa chân dung mang tính biếm họa.
* Cách sống: + Buồng ngủ chật như cái hộp
+ Ý nghĩ bỏ trong bao
+ Khi ngủ kéo chăn trùm kín đầu
+ Khát vọng mãnh liệt được thu mình trong vỏ
→ Lối sống thu mình, kì quái, lập dị, trái khoáy, không dám đối mặt với thực tế.
+ Luôn sợ nhỡ lại xảy ra chuyện gì
+ Đến nhà đồng nghiệp đưa mắt quan sát, im như phổng
→ Hèn nhát, cô độc
+ Sống theo thông tư, chỉ thị
+ Ca ngợi đến sùng bái quá khứ
→  Cổ hủ, máy móc, giáo điều
- Tính cách: bộc lộ qua đối thoại với mọi người
+ Về bức tranh châm biếm: giải thích thanh minh mình luôn xử sự đúng đắn, tử tế, không ai được giễu cợt.
+ Phản ứng và góp ý về việc đi xe đạp của chị em Côvalencô
→ Bảo thủ, sợ điều mới xảy ra.
+ Khiếp đảm khi Côvalencô đả động đến cấp trên → run sợ trước quyền lực, luôn đề phòng.
+ Luôn thỏa mãn, hài lòng với lối sống của mình.
→ Hình thành do hoàn cảnh sống. Thể hiện tài quan sát của tác giả.
è Chân dung kiểu người trong bao, lối sống trong bao, tính cách trong bao, người mang vỏ ốc.
* Ảnh hưởng của nhân vật:
- Khi Bêlicốp còn sống: + Mọi người sợ hãi, căm ghét, lánh xa
+ Mối tình đầu tan vỡ
→ Không thay đổi được cách sống của hắn
- Khi Bêlicốp chết:
+ Vẻ mặt hiền lành dễ chịu, tươi tỉnh
+ Thái độ của mọi người: nhẹ nhàng, thoải mái nhưng cuộc sống vẫn vô vị, mệt nhọc, nặng nề.
→ Bêlicốp trở thành nỗi ám ảnh sâu sắc, đầu độc bầu không khí trong sạch, văn hóa lành mạnh, đạo đức tiến bộ trong đời sống cộng đồng.
→ Cái chết của Bêlicốp là tất yếu, đẩy tính cách nhân vật lên tới đỉnh cao.
* Tiểu kết: - Bêlicốp là một tính cách điển hình, hiện tượng xã hội phổ biến, sản phẩm mang tính quy luật trong lịch sử và là sáng tạo nghệ thuật độc đáo của thiên tài Sêkhốp.
2. Ý nghĩa hình tượng cái bao:
- Nhắc lại với mật độ dày đặc.
- Nghĩa đen: vật dùng để dựng, bọc, gói đồ vật, hàng hóa.
- Nghĩa biểu tượng: tính cách của kiểu người trong bao, lối sống trong bao đã, đang tồn tại ở nước Nga cuối thế kỉ 19 và còn có ý nghĩa phổ biến, khái quát sâu rộng.










3. Đặc sắc nghệ thuật:
- Chọn ngôi kể: + Tôi: kể câu chuyện về Bêlicốp → Nhân vật kể chuyện.
+ Tác giả: kể lại câu chuyện của “tôi” – Burơkin
→ Đảm bảo tính chân thực, vừa khách quan vừa chủ quan tạo cảm giác gần gũi.
- Kết cấu: truyện lồng trong truyện
- Giọng kể: châm biếm, mỉa mai, bình luận → khách quan bình thản nhưng trăn trở, bức xúc mạnh mẽ, sâu sắc.
- Xây dựng nhân vật điển hình có tích chất khái quát cao.
- Hình ảnh, lời nói mang tính biểu trưng.
- Kết thúc: trực tiếp phát biểu chủ đề gây ấn tượng mạnh với người đọc.
III. Chủ đề: - Lên án, phê phán kiểu người sống trong bao, tác hại của nó đối với hiện tại và tương lai của nước Nga.
- Cảnh báo, kêu gọi mọi người thay đổi cuộc sống, cách sống để không sống tầm thường, hèn nhát, vô vị, hủ lậu.
IV. Tổng kết: Học sinh xem phần ghi nhớ sgk.
D. Củng cố: Hình tượng nhân vật Bêlicốp có tính điển hình.
Hướng dẫn tự học
-         Thuật lại câu chuyện Người trong bao và bình luận "hiện tượng Bê-li-cốp".
-         Trong cộng đồng gần gũi với mình, anh (chị) có nhận thấy "hiện tượng Bê-li-cốp" không ?
Dặn dò: - Chuẩn bị bài: Thao tác lập luận bình luận