Tiết : 14,15
Ngày soạn
Đọc văn:
UY-LIT-XƠ TRỞ VỀ
( Trích sử
thi Ô–đi–xê )
A. Mục tiêu bài
học:
Sau khi học xong
bài này, học sinh sẽ có được:
1.Kiến thức:
- Cảm nhận được vẻ
đẹp tâm hồn và trí tuệ của người Hi Lạp qua cảnh đoàn tụ gia đình của
Uy-lit-xơ.
- Phân tích, lí
giải được các đối thoại và diễn biến tâm lí của nhân vật.
- Hiểu được đặc
điểm của nghệ thuật Ô- đi- xê.
2. Kĩ năng:
-Có được kĩ năng
đọc - hiểu một văn bản sử thi
3. Giáo dục
- Nhận thức sức
mạnh của tình cảm gia đình cao đẹp là động lực giúp con người vượt qua mọi khó
khăn.
B. Phương tiện
dạy học
- GV: SGK, SGV,
Thiết kế bài học, máy chiếu điện tử
- HS: SGK, vở
soạn bài, vở viết
C. Phương pháp
dạy học
- Tổ chức giờ dạy
theo cách kết hợp với các phương pháp:đọc sáng tạo, gợi tìm; kết hợp với các
hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi….
D. Tiến trình dạy
học
1. Ổn định tổ
chức
2. Học bài mới
- Giới thiệu bài
mới
Đất nước Hy Lạp
không chỉ được biết đến là một trong những nền văn minh đầu tiên của nhân loại
mà còn là cái nôi nuôi dưỡng và đưa thể loại sử thi lên tới đỉnh cao. Nhắc đến
sử thi Hy Lạp, người ta không thể không nhắc đến sử thi nổi tiếng “ Ô- đi- xê”.
Ngày hôm nay, chúng ta được tìm hiểu một đoạn trích trong sử thi này mà SGK đã
đặt nhan đề là “ Uy- lit- xơ trở về”
- Học bài mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh
|
Kết quả cần đạt
|
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm
hiểu chung về tác giả, tác phẩm
- Gv yêu cầu học sinh đọc phần Tiểu dẫn
trong SGK.
- Theo nhiều tài liệu, sử thi Ôđixê
được coi là sáng tạo của tác giả nào? Trình bày những hiểu biết của em về tác
giả này?
- “ Ô- đi- xê” thuộc thể loại nào?
-Nhóm 1: thuyết trình phần tóm tắt tác
phẩm
=> giáo viên, học sinh nhận xét.
- GV đặt vấn đề: Sau khi tóm tắt xong
tác phẩm, nhiều bạn thắc mắc tại sao lại có câu chuyện Uy - lít- xơ rời quê
hương của mình đến thành Tơ - roa”, cuộc chiến giữa người Hy Lạp - Tơ roa đã
diễn ra như thế nào. Chúng ta sẽ chuyển sang phần nguồn gốc đề tài
-Nêu những giá trị đặc sắc của sử thi Ô
- đi- xê?
* Sử thi Ô- đi- xê là cuốn sử thi được
viết bằng thơ, gồm 24 khúc ca. Đây được coi là cuốn sử thi tiếp nối sử thi “
Iliat” ra đời trước đó. Iliát kể về nguyên nhân và cuộc chiến của người Hy
Lạp với người Tơ- roa. Bắt đầu từ việc Paris, người Tơ- roa đã được nữ thần
Sắc đẹp ban tặng cho Hê- len người phụ nữ đẹp nhất thế giới, lúc đó đang là
vợ của Mê- lê- nác người Hy Lạp. Quá tức giận trước điều này, những người anh
hùng Hy Lạp đã quyết định đến Tơ- roa đã đòi lại danh dự. Lúc này, Ô- đi- xê
vốn được coi là đại diện cho trí tuệ của người Hy Lạp đã có gia đình,
không muốn tham gia chiến trận nên giả điên. Những người HL không tin, liền
thử mọi cách kiểm tra đều không thành công. Thế rồi, khi Ô vẫn tìm cách giả
điên khi cày trên ruộng đang ra trái mơn mởn, một người đã đặt đứa con còn ít
tuổi của O là Tê- lê- mác xuống đường cày. Và lúc này, Ô đã nói “ Ngài đã
thắng”, và buộc phải tham gia chiến tranh. Sau kế sách của Ô về con ngựa gỗ
đã vào được thành Tơroa, người HL đã đánh thắng T. Sử thi Ôđixê là tiếp nối
câu chuyện khi U cùng mọi người từ Tơroa trở về quê hương.
- Nội dung chính của sử thi Ôđixê?
- Nêu khái quát chủ đề cuốn sử thi
Ô-đi-xê?
+ Thông qua các cuộc chiến đấu của Ô
với thần biển, các mĩ nhân ngư, đặt chân đến xứ sở của thần Gió, mặt trời,
đánh bại được 108 kẻ cầu hôn đã thể hiện những chủ đề trên?
- Đoạn trích nằm ở vị trí nào trong tác
phẩm?
- Đoạn trích có thể chia làm mấy đoạn
nhỏ và cho biết ý của từng đoạn?
* Đọc:
- Giáo viên phân vai cho học sinh đọc
theo sát lời thoại trong văn bản.
* Tìm hiểu văn bản
- Đọc lại phần 1, cho biết có các nhân
vật tham gia vào đối thoại nào? Mỗi nhân vật có mấy lời thoại?
- Nhận xét các lời đối thoại đó, cho
thấy phẩm chất, tính cách như thế nào của nhân vật?
+nhẫn nại, kiên nhẫn:
- Nếu không phải là người nhẫn nại, kiên
nhẫn, khi đặt chân về ngôi nhà của mình sau 20 năm trời xa xôi cách
biệt, U đã không thể kìm nén mọi xúc động của tình vợ chồng, cha con, thể
hiện sự thông minh khôn khéo qua thái độ hành động: giả làm người hành khất,
giấu kín tung tích với P và tiêu diệt 108 người cầu hôn.
+Trí tuệ của U không chỉ thể hiện
tìm cách đối phó với những cái xác chết mà còn ở sự tế nhị khéo léo khi
đối thoại với T nhưng chính là để nói với vợ mình, ở niềm tin rồi hai người
sẽ có cách nhận ra nhau.
- Pênêlốp không tin vì suốt 20 năm qua
nàng không nhận được tin tức gì của chồng và nàng không tin chồng đủ sức mạnh
giết 108 người cầu hôn.
- Thái độ của P khi xuống lầu và khi
ngồi đối diện với U như thế nào
- Qua những lời thoại của P với mọi
người và thái độ của nàng khi U, cho thấy P hiện lên là con người như thế
nào?
- Tại sao P lại quá thận trọng như vậy
khi cả nhũ mẫu và con trai đều khẳng định người ăn mày chính là U?
Hơn ai hết, P
là người vui mừng, hạnh phúc nhất khi biết chồng còn sống và trở về. Nhưng
nàng là người thông minh, thận trọng. Sự thận trọng buộc nàng phải biết kìm
nén tình cảm, phải suy nghĩ cặn kẽ. Nàng không thể nhận người hành khất là
chồng ngay được bởi vì cũng chính con người này mấy hôm trước còn kẻ cho nàng
nghe những câu chuyện về chồng nàng. Hơn nữa nếu đúng người đàn ông này là
chồng mình thì không sao, còn nếu nhầm lẫn thì danh dự của nàng sẽ bị hủy
hoại. Đó là danh dự của một chủ nhân trước gia nhân, của người mẹ trước con
cái, của người vợ với người chồng. Mà với người Hy lạp thì danh dự là điều vô
cùng quan trọng. Hơn nữa cũng như theo lời P nói có rất nhiều người muốn đánh
lừa nàng, giành quyền lực của đất nước nàngcho thấy tính chất phức tạp của
thời đại.Chính vì vậy, nàng muốn tìm ra bằng chứng xác thực để nhận ra
chồng.
- Khi U trút bỏ bộ dạng người hành
khất, trông đẹp như một vị thần, thái độ của P như thế nào?
- Thái độ của U như thế nào khi chưa
được P thừa nhận?
U trách bởi vì chàng cảm thấy tự ái.
Chi tiết này đã đưa nhân vật sử thi đến gần tâm lí chung con người.
- Cả U và P đều nghĩ tới cách gì để họ
nhận ra nhau? Điều này được thể hiện ở những chi tiết nào?
Uylitxo nói với nhũ mẫu “ già hãy kê
cho tôi một chiếc giường”. Thực ra mấy ngày ở lại đây chàng phải có chỗ
ngủ. Vậy mà đến giờ chàng lại muốn có một chiếc giường để ngủ. Phải chăng
chàng muốn gợi ý đề tài cho vợ thử thách?
P bằng sự khôn ngoan của mình, lấy luôn
chuyện chiếc giường làm đề tài thử thách.
- U đã trả lời về chiếc giường cưới của
hai vợ chồng như thế nào?
- Sau khi U nói đúng bí mật của chiếc
giường, P đã làm gì?
- ý nghĩa biểu tượng của chiếc giường
cưới?
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tổng
kết
- khái quát lại nội dung và nghệ thuật
của đoạn trích
- P là hình
tượng điển hình của người phụ nữ Hy Lạp, mang những bản chất tốt đep: Thận
trọng, trí tuệ và luôn chung thủy, thương yêu gia đình. Không phải ngẫu nhiên
nàng trở thành hình tượng lí tưởng
với 2 điển tích huyền thoại: tấm khăn
dở và chiếc giường cưới độc đáo.
- U là biểu tượng cho sự nhẫn nại, cao
quý và trí tuệ.
- Trước khi nghe nhũ mẫu báo tin
Uylitxo trở về, Pênêlốp đã phải ở trong hoàn cảnh như thế nào?
Gv diễn giảng:
Trước khi nghe tin nhũ mẫu báo chồng đã
trở về, Pênêlốp đã phải ở trong hoàn cảnh rất khó khăn:
- Chồng xa cách biền biệt đã 20 năm,
không có tin tức.
- Nàng phải đối phó trước sự thúc giục
của cha mẹ đẻ và 108 người cầu hôn yêu cầu phải tái giá. Để trì hoãn, nàng
yêu cầu những kẻ cầu hôn phải nâng được chiếc cung thần của Uylitxo mới được
làm chồng nàng, và khi yêu cầu này bị những cầu hôn cho rằng quá khó thì nàng
lại dùng “ tấm thảm ngày dệt đêm tháo” để không bao giờ phải đưa ra quyết
định chọn chồng.
Hai mươi năm qua đã chứng tỏ tình yêu
son sắt, chung thủy của nàng. Nhưng đến khi nghe tin chồng trở về từ nhũ mẫu
nàng trở lời như thê nào? Tại sao nàng lại nói vậy?
* GV giảng thêm:
Pênêlốp không tin vì suốt 20 năm qua
nàng không nhận được tin tức gìcủa chồng và nàng không tin chồng đủ sức mạnh
giết 108 người cầu hôn.
- Nhũ mẫu đã đưa ra bằng chứng để
thuyết phục nàng và lại trả lời ra sao?
GV giảng:
Câu trả lời của Pênêlốp cho thấy nàng
không bác bỏ nhưng cũng không thừa nhận. Chi tiết này thể hiện đặc điểm tâm
lí của nhân vật nhân vật sử thi: tự trấn an nhũ mẫu và cũng tự trấn an mình
- Khi P xuống lầu, sắp gặp U thì tâm
trạng của nàng ntn? Tìm dẫn chứng?
Gv giảng: Tâm trạng này cho thấy nàng
rất mong muốn người mà nhũ mẫu kể đúng là chồng mình. Phải mong muốn thì mới
có những suy nghĩ xem bản thân thể hiện tình cảm thế nào với người chồng đã
xa cách đến 20 năm.
- Khi đối diện với U thái độ của P thế
nào?
- Trước thái độ của me, T đã
trách cứ gì mẹ và khi T trách cứ nàng tàn nhẫn và độc ác, nàng đã bày tỏ thái
độ ntn?
( T trách cứ mẹ vì ngay T còn tin người
hành khát kia là cha mình. Vậy mà, P là người gần gũi nhất với cha nhưng lại
không nhận ra. Sự trách cứ của T là điều dễ hiểu, tương xứng với tuổi
trẻ còn non, nớt bồng bột của chàng)
- Em hãy giải thích tại sao Pênêlốp lại
không tin chồng mình chính là người hành khất dù nhũ mẫu và con trai đều
khẳng định.?
Tại sao đức tính này lại phù hợp với
hoàn cảnh của P?
Gv diễn giảng thêm:
Hơn ai hết, P
là người vui mừng, hạnh phúc nhất khi biết chồng còn sống và trở về. Nhưng
nàng là người thông minh, thận trọng. Sự thận trọng buộc nàng phải biết kìm
nén tình cảm, phải suy nghĩ cặn kẽ. Nàng không thể nhận người hành khất là
chồng ngay được bởi vì cũng chính con người này mấy hôm trước còn kẻ cho nàng
nghe những câu chuyện về chồng nàng. Hơn nữa nếu đúng người đàn ông này là
chồng mình thì không, còn nếu nhầm lẫn thì danh dự của nàng sẽ bị hủy hoại mà
với người Hy lạp thì danh dự là điều vô cùng quan trọng. Hơn nữa cũng như
theo lời P nói có rất nhiều người muốn đánh lừa nàng, giành quyền lực của đất
nước nàngcho thấy tính chất phức tạp của thời đại.Chính vì vậy, nàng
muốn tìm ra bằng chứng xác thực để nhận ra chồng.
- P là người đưa thử thách nhưng nàng
có nói trực tiếp với U ko mà nói với ai? Qua đó, em thấy P là người thế naào?
Gv giảng: Khi P nghĩ đến chiếc giường
để thử thách chồng cho thấy nàng là nàng luôn nghĩ đến chồng và nhớ chồng.
- Khi U miêu tả đúng đặc điểm của chiếc
giường, P bộc lộ thái độ cảm xúc nào?
Bộc lộ thái độ vui mừng của P khi chồng
trở về, cuối truyện tác giả dùng nghệ thuật nào
GV tiểu kết:
P là hình tượng điển hình của người phụ
nữ Hy Lạp, mang những bản chất tốt đep: Thận trọng, trí tuệ và luôn chung
thủy, thương yêu gia đình. Không phải ngẫu nhiên nàng trở thành hình tượng lí
tưởng với 2 điển tích huyền thoại: tấm khăn dệt dở và chiếc giường cưới độc
đáo.
*
- Thái độ và hành động của U từ khi đặt
chân về ngôi nhà ntn?
( kìm nén tình cảm để đối phó với những
người cầu hôn)
- Khi hoàn thành xong nhiệm vụ, đứng
trước P thận trọng, không tin mình trở về, thái độ lúc đầu của U ra sao/?
Qua đó, e thấy chàng là người thế nào?
( U là người trí tuệ. Trí tuệ giúp chàng tin hai vợ chồng
có thể nhân ra nhâu, tìn cách đối phó với những cái xác chết mà còn ở sự tế
nhị khéo léo khi đối thoại với T nhưng chính là để nói với vợ mình
- Dù đã
trút bỏ vẻ ngoài của kẻ hành khất, trở lại vẻ đẹp của một vị thần nhưng P
không nhận mình, U đã tỏ thái độ và có yêu cầu thế nào?
Gv giảng
U trách bởi
vì chàng cảm thấy tự ái. Chi tiết này đã đưa nhân vật sử thi đến gần tâm lí
chung con người.
Uylitxo nói
với nhũ mẫu “ già hãy kê cho tôi một chiếc giường”. Thực ra mấy ngày ở
lại đây chàng phải có chỗ ngủ. Vậy mà đến giờ chàng lại muốn có một chiếc
giường. Phải chăng chàng muốn gợi ý cho vợ đề tài thử thách. Cho thấy sự
thông minh.
- U đã miêu
tả chiếc giường như thế nào? Phải là người thế nào thì mới miêu tả tỉ mỉ chi
tiết như vậy?
GV giảng
thêm:
Phải là
người chung thủy với gia đình thì U mới có thể vượt qua sức cám dỗ của
nữ thần biển Calitxo hay từ chồi lời gả con gái của vua Ankinooot.
U là hình
tượng điển hình của người anh hùng sử thi trong giai đoạn xây dựng đất nước.
-
Em có nhận
xét gì về cách kể chuyện sử thi? Cách miêu tả? Cách mô tả diễn biến tâm lý
các nhân vật? Các sự việc được xây dựng trong sử thi thế nào?
|
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả Hô- me- rơ
- Là người Hy
Lạp, sống vào khoảng thế kỉ IX - VIII trước Công nguyên
- Thường được coi là tác giả của hai
cuốn sử thi nổi tiếng I - li - át và Ô - đi - xê.
- Ông là nghệ sĩ mù, có vốn kiến thức
văn học dân gian phong phú, thiên tài thi ca.
2. Sử thi “ Ô-đi-xê”
a. Thể loại
-sử thi anh hùng
b.Tóm tắt ( SGK)
- gồm 12.110 câu thơ, chia làm 24
khúc ca, kể lại hành trình trở về quê hương của Uy - lít - xơ sau khi
hạ thành Tơ - roa.
c. Nguồn gốc đề tài
- Sử thi được khơi gợi cảm hứng từ
“ cuộc chiến thành
- sử thi “ Ô - đi - xê” là sự tiếp nối
sử thi I- li-
d. Giá trị
- Nội dung: Cuốn sử thi tập trung ca
ngợi hình tượng Uy - lít- xơ. Qua đó, cuốn sử thi thể hiên khát vọng của
người Hy Lạp cổ đại trong công cuộc chinh phục thiên nhiên, di dân mở đất,
xây dựng hạnh phúc gia đình.
- Nghệ thuật: Lời kể chậm rãi, trang
trọng, đầy hình ảnh; sử dụng nhiều đối thoại của các nhân vật….
3/. Đoạn trích uy – lít – xơ trở
về:
a) Vị trí:
-Trích khúc ca XXIII kể về màn
vợ chồng gặp gỡ và đoàn viên sau 20 năm xa cách
b. Tóm tắt
c. Bố cục: 3 cảnh
- Cảnh 1: Đầu...giết chúng: Báo tin vui
- Cảnh 2: Tiếp ...kém gan dạ: Cuộc gặp
gỡ gia đình sau 20 năm xa cách giữa Pê - nê- lốp, Uy - lít - xơ, Tê - lê -
mác.
- Cảnh 3: Thử thách trí tuệ giữa Uy -
lít - xơ và Pê- nê- lốp và cảnh gia đình đoàn viên.
II. Đọc – hiểu văn bản
1. Cảnh 1: Báo tin vui
( giữa nhũ mẫu và Pê - nê- lốp)
1. Giai đoạn gặp gỡ đầu tiên khi
U trong bộ dạng người hành khất
- Nhũ mẫu: 2 lời thoại với P:
+ thông báo U đã trở về, trừng trị bọn
cầu hôn.
+ đưa ra bằng chứng về vết sẹo để khẳng
định đúng là U đã trở về
=> cho thấy sự vui mừng của người
đầy tớ trung thành, tốt bụng.
- Tê – lê – mác: 2 lời thoại:
+ Lời thoại 1 hướng đến mẹ: trách móc
mẹ không nhận ra cha.
+ Lời thoại 2: hướng đến cha: để cha tự
tìm cách thuyết phục mẹ.
=> là người bồng bột, nông nổi và
hạnh phúc khi cha đã trở về.
- Uy- lit- xơ: có 1 lời thoại:
+ hướng đến vợ: cho rằng P còn muốn thử
thách, chưa nhận ra chồng vì bộ dạng rách rưới.
+ hướng đến Tê-lê-mác: khuyên con không
nên trách mẹ, cùng bàn cách xử trí về cái chết 108 cầu hôn.
=> U không chỉ là người nhẫn nại,
kiên nhẫn trước sự dò xét của P mà còn rất thông minh, trí tuệ.
- Pê- nê- lốp:
+ 2 lời thoại hướng đến nhũ mẫu: bác bỏ
việc Uy- lit- xơ trở về, chồng nàng đã chết, người giết 108 kẻ cầu hôn là vị
thần.
+ 1 lời thoại hướng đến Tê- lê-
mác: lòng mẹ kinh ngạc quá chừng và nếu đúng là người hành khất là người
chồng nàng, hai người sẽ có cách nhận ra nhau.
+ thái độ khi gặp U: khi thì âu yếm
nhìn chồng, khi lại không nhận ra, lòng rất đỗi phân vân
=> P là con người thận trọng, khôn
ngoan, biết kìm nén tình cảm để suy xét mọi việc.
Tính cách này phù hợp với thời đại bất ổn, nhiều nguy hiểm mà P đang sống.
2. Giai đoạn gặp gỡ sau khi U
thay đổi hình thức bên ngoài
- Pê- nê- lốp vẫn thận trọng, không
nhận chồng mình.
=> sự thay đổi quần áo không
thuyết phục được P.
- U trách P có trái tim “sắt đá”
không có tình
cảm.
- Thử thách bằng bí mật chiếc giường:
+ U yêu cầu kê một chiếc giường để ngủ.
+ P bảo nhũ mẫu khiêng chiếc giường
cưới
ra cho U
+ U miêu tả thật cặn kẽ về bí mật chiếc
giường
chỉ có 2 vợ chồng biết: được làm bằng
cây ô
liu, chỉ có thần linh mới di chuyển
được
+ P xúc động “bủn rủn chân tay” “ chạy
ngay lại, nước mắt chan hòa, ôm lấy cổ chồng. hôn chồng” khi tin chắc U đã
trở về.
=> Chiếc giường cưới là biểu tượng
của sự
thủy chung, của tình nghĩa son sắt vợ
chồng, là
thước đo trí tuệ của P và U.
III. Tổng kết.
1. Nội dung
- Đoạn trích ca ngợi phẩm chất tốt đẹp
con
người Hy Lạp: sự thông minh, trí tuệ và
lòng
thủy chung, son sắt.
2. Nghệ thuật
- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật
thành
công.
- ngôn ngữ mang tính kịch, nhiều chi
tiết hấp
dẫn, hình ảnh so sánh mở rộng
1/. Nhân vật Pênêlốp:
a) Khi nghe tin chồng trở về:
- Nàng mừng rỡ khi nghe tin U trở về
nhưng sau đó nàng bác bỏ ý của nhũ mẫu:
+ Cho rằng
người giết được những kẻ cầu hôn phải là một vị thần và chồng nàng thì đã
chết.
+ Dù nhũ mẫu
tiếp tục thuyết phục đưa ra bằng chứng về vết sẹo ở chân Uylitxo và lời thề
độc nhưng nàng lại lảng tránh sang truyện khác và cho rằng đó là chuyện của
thần linh.
=>Thái độ ấy thể hiện sự phân vân,
suy tư. Nàng trấn an nhũ mẫu cũng chính là trấn an mình.
b) Khi sắp và gặp Uylitxơ trong bộ
dạng người hành khất.
+ Khi xuống lầu
chuẩn bị gặp Uylitxo, tâm trạng của nàng “rất đỗi phân vân” không biết nên
đứng xa hỏi chuyện chồng hay lại gần ôm lấy chồng.
+ Khi gặp
chồng trông bộ dạng người hành khất, nàng ngồi lặng thinh, sửng sốt như vừa
nhận ra chồng lại vừa không thể nhận ra.
Bị con trai trách cứ, P xúc động
nói với con trai mình “lòng mẹ kinh ngạc quá” và nếu người hành khất đúng là
chồng nàng thì hai người có dấu hiệu để nhận ra nhau.
mì=>
Thái độ của P khi nghe tin nhũ mẫu báo
và khi gặp chồng cho thấy nàng là con người thận trọng, tỉnh táo biết kìm nén
tình cảm của nh.
c) Thử thách và sum họp :
- P là người đưa ra thử thách. Dấu hiệu
thử thách được P bày tỏ thật tế nhị và khéo léo qua lời nói với T. Khi nói
hai người sẽ có những dấu hiệu riêng để nhận ra nhau chắc hẳn P đã nghĩ đến
chiếc giường
- => P hình tượng người p/nữ Hi Lạp
cổ đại, thông minh và trí tuệ.
- P còn là người vợ chung thủy và
thương yêu chồng. Khi Uylitxo tả đúng sự thật, nàng xúc động “bủn rủn chân
tay” “ chạy ngay lại, nước mắt chan hòa, ôm lấy cổ chồng. hôn chồng”. Lối so
sánh mở rộng ở cuối truyện càng thể hiện rõ nỗi vui mừng, tình yêu của nàng
với chồng.
2/. Nhân vật Uy-lít-xơ:
- Từ khi đặt chân về ngôi nhà của mình
sau 20 năm trời xa xôi cách biệt, U đã kìm nén mọi xúc động của tình vợ
chồng, cha con, thể hiện sự thông minh khôn khéo qua thái độ hành động
+ Giả vờ làm
hành khất
+ Kể chuyện về
chồng P cho nàng nghe
+ Tiêu diệt 108
kẻ cầu hôn láo xược.
- Đứng trước P thận trọng, không muốn
nhận ngay chông, U không nóng vội, mà kiên nhẫn đứng nhìn P dò xét, khuyên T
ko nên trách mẹ và cùng mình bàn cách xử trí về cái chết của 108 người
cầu hôn. Chàng không chỉ nhẫn nại, cao qui mà còn rất trí tuệ.
- U trách P có trái tim “sắt đá”
không có tình cảm, không
Có sự rung động. U nhờ nhũ mẫu khiêng
cho 1 chiếc giường. Chàng thông minh khi gợi ý đề tài cho vợ thử thách.
- Uylitxo miêu tả thật cặn kẽ về chiếc
giường, tỉ mỉ từng
công đoạn, nói đến bí mật chỉ có hai vợ
chồng biết :
giường được làm bằng cây ôliu.
Chàng nói về chiếc giường không chỉ
bằng trí nhớ tuyệt vời mà cả tấm lòng thương nớh người vợ.
=> U là sự hội tụ sức mạnh về thể
chất và trí tuệ. Là người chồng, người cha “ cao quý!”
3/. Nghệ thuật:
a) Kể chuyện: Chậm rãi cùng với ngôn
ngữ trang trọng, tạo sự “trì hoãn sử thi”
b) Miêu tả: Cụ thể, chi tiết tỉ mỉ ở
nhiều chỗ (chiếc giường, cảnh người bị đắm thuyền). lối so sánh đuôi dài miêu
tả tâm trạng P
c) Mô tả diễn biến tâm lý nhân vật sâu
sắc thông qua cử chỉ, dáng điệu, lời nói (P)
d) Câu chuyện có một số tình tiết hấp
dẫn, diễn biến hợp lý
IV/.TỔNG KẾT:
1/. Hô-mê-rơ không chỉ là nhà thơ thiên
tài của Hy Lạp cổ đại mà còn làmột trong những bậc thầy đầu tiên của nghệ
thuật văn chương toàn thế giới
2/. Sử thi
“Ô-đi-xê” cũng như đoạn trích đã làm sống dậy một thời kỳ lịch sử xa xưa của
Hy Lạp; đồng thời ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của con người: lòng dũng
cảm, trí thông minh, lòng yêu quê hương đất nước và lòng thủy chung sâu sắc.
|
Tác giả:
- Cho đến nay, vẫn có 2 luồng ý kiến trái
chiều, chưa thống nhất về tác giả của sử thi Ô - đi - xê
+ Có ý kiến khẳng định, đây là sáng tác
của tập thể ND Hy Lập cổ đại và cái tên Hô - me- rơ do người đời sau tưởng
tượng ra.
+ Có ý kiến khẳng định Hô - me- rơ là nhà
thơ mù có thật, có 11 thành phố ở Hy Lạp tự nhận là quê hương của ông. Luồng ý
kiến này được mọi ng ủng hộ nhiều hơn.
Nguồn gốc đề tài
·
Qua phần tóm tắt của nhóm 1, khi sáng tác Ô - đi - xê, Hô -
me- rơ có lấy cảm hứng từ câu chuyện “ cuộc chiến thành Troy ” trong thần thoại Hy Lạp
·
1 h/s lên tóm tắt lại cuộc chiến thành Troy
·
Nếu ở sử thi I- li - át, với độ dài 15.693 câu thơ, Hô - me-
rơ kể lại câu chuyện xảy ra với liên quân HY Lạp trong khoảng 50 ngày cuối cùng
của năm thứ 10 cuộc chiến tranh Hy Lạp - Tơ roa, nhân vật anh hùng chính là A -
sin
Thì ở “ Ô - đi - xê” tác giả lại kể về
hành trình trở về quê hương Itac của Uy - lít xơ, người anh hùng trong thần
thoại Hy Lạp có công diệt Tơ - roa bằng kế mưu con ngựa gỗ