NGHĨA CỦA CÂU


NGHĨA CỦA CÂU
A. Mục tiêu bài học: Giúp hs:
-         Nắm được những nội dung cơ bản về hai thành phần nghĩa của câu : nghĩa sự việc và nghĩa tình thái ;
-         Nhận biết và phân tích được hai thành phần nghĩa của câu ; biết diễn đạt được nghĩa sự việc và nghĩa tình thái bằng câu thích hợp với ngữ cảnh.
Trọng tâm kiến thức, kĩ năng
1. Kiến thức
-         Khái niệm nghĩa sự việc, những nội dung sự việc và hình thức biểu hiện thông thường trong câu.
-         Khái niệm nghĩa tình thái, những nội dung tình thái và phương tiện thể hiện phổ biến trong câu.
-         Quan hệ giữa hai thành phần nghĩa trong câu.
2. Kĩ năng
-         Nhận biết và phân tích hai thành phần nghĩa trong câu.
-         Tạo câu thể hiện hai thành phần nghĩa thích hợp.
-         Phát hiện và sửa lỗi về nội dung ý nghĩa của câu.
B. Phương tiện thực hiện:  SGK, SGV, thiết kế bài học.
Cách thức tiến hành: Đọc, tìm hiểu, phân tích phát huy chủ thể hs.
C. Tiến trình giờ dạy: 1. Ổn định lớp:
                                   2. Kiểm tra bài cũ: thông qua
                                   3. Dạy bài mới:


Hoạt động của GV và HS
HĐ1: Tổ chức cho học sinh tìm hiểu Hai thành phần nghĩa của câu.
TT1:  HS đọc ngữ liệu sgk.

TT2: Hai câu trong mỗi cặp đề cập đến cùng một sự việc. Đó là sự việc gì?
- Câu nào biểu lộ sự việc nhưng chưa tin tưởng chắc chắn đối với sự việc?
- Câu nào biểu lộ sự phỏng đoán có độ tin cậy cao đối với sự việc?
- Câu nào thể hiện sự nhìn nhận và đánh giá bình thường của người nói đối với sự việc?
TT3: HS nhận xét phần trả lời của bạn, gv bổ sung, chốt ý.


HĐ2: Tổ chức cho HS tìm hiểu nghĩa của sự việc.
TT1:  Qua phân tích trên, em hiểu ntn là nghĩa sự việc?
TT2: Có mấy loại câu biểu hiện nghĩa sự việc? Hãy lấy những ví dụ minh hoạ?










TT3: Những yếu tố nào trong câu biểu hiện sự việc?

HĐ3: Tổ chức cho HS tìm hiểu nghĩa tình thái.
TT1: Em hiểu ntn là nghĩa tình thái? Nghĩa tình thái thể hiện tập trung ở những trường hợp nào?
TT2: Sự nhìn nhận đánh giá và thái độ của người nói đối với sự việc được đề cập đến trong câu biểu hiện cụ thể ntn? Cho ví dụ minh hoạ?  GV cho ví dụ mẫu ở biểu hiện thứ nhất. Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm trình bày một biểu hiện còn lại và cho ít nhất 3 ví dụ.
- HS trình bày, gv nhận xét và chốt ý.
TT3: Tình cảm, thái độ của người nói đối với người nghe biểu hiện qua thành phần nào trong câu? Có những mức độ biểu hiện ra sao? Cho ví dụ?
Hết tiết 74 - D. Củng cố.
GV chia lớp thành 4 nhóm làm bài tập 1/9. HS cử đại diện trình bày bằng cách trả lời hoặc chiếu bảng phụ.










6 bài tập còn lại gọi 6 học sinh lên bảng làm kết hợp nhắc lại kiến thức phần lí thuyết.
GV nhận xét lấy điểm miệng.




































































































GV D. Củng cố kiến thức toàn bài, nhắc nhở học sinh kĩ năng phân tích nghĩa sự việc và nghĩa tình thái trong các câu văn.
Nội dung cần đạt
I. Hai thành phần nghĩa của câu:
1.Ví dụ:
a. Đề cập đến vấn đề: Chí Phèo từng ao ước có một gia đình nhỏ.
 1. Hình như: chưa chắc chắn về sự việc, còn mơ hồ, chưa định hình.
2. Chắc chắn sự việc đã xảy ra, khẳng định.
b. Đề cập đến vấn đề: người ta bằng lòng điều “tôi” đề nghị.
1. Mang tính chủ quan về kết quả
2. Chỉ đề cập đến sự việc.
→ 2 câu a1, b1 thể hiện sự nhìn nhận, đánh giá của người nói đối với sự việc → Nghĩa tình thái
→ 2 câu a2, b2: đơn thuần miêu tả sự việc → nghĩa sự việc




2. Thành phần nghĩa của câu:
- Nghĩa sự việc đề cập thông tin về một hoặc một vài sự vật.
- Nghĩa tình thái: bày tỏ thái độ, sự đánh giá hoặc biểu thị tình cảm của người nói đối với sự việc hoặc người nghe.
→ Trong câu hai thành phần nghĩa này hoà quyện với nhau.
II. Nghĩa sự việc:
1. Khái niệm: Nghĩa sự việc của câu là thành phần nghĩa ứng với sự việc mà câu đề cập đến
- Nghĩa sự siệc còn gọi là nghĩa miêu tả, nghĩa mệnh đề
2.Phân loại: - Câu biểu hiện hoạt động.
Vd:  Cô giáo chủ nhiệm phân công tổ 1 tuần sau trực vệ sinh lớp.
- Câu biểu hiện trạng thái, tình cảm, đặc điểm
Vd: Ríu rít trên cây cặp chim chuyền.
- Câu biểu hiện quá trình
Vd: Thuyền tôi trôi trên sông Đà
- Câu biểu hiện tư thế
Vd: Ghế trên ngồi tót sổ sàng
- Câu biểu hiện sự tồn tại
Vd: Cây cầu này được xây dựng cách đây hơn 100 năm.
- Câu biểu hiện quan hệ
Vd:       Đầu lòng hai ả tố nga
      Thuý Kiều là chị em là Thuý Vân.
* Lưu ý: Câu biểu hiện sự việc nhờ: chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, khởi ngữ, thành phần phụ
III. Nghĩa tình thái:
* Khái niệm: là nghĩa thể hiện sự nhìn nhận, thái độ, sự đánh giá của người nói đối với sự việc hoặc đối với người nghe.
- Nghĩa tình thái gồm nhiều khía cạnh, tập trung trong 2 trường hợp.
1. Sự nhìn nhận đánh giá và thái độ của người nói đối với sự việc được đề cập đến trong câu:
- Khẳng định tính chân thực của sự việc
Vd: Thật sự Minh  học giỏi nhất lớp không gì có thể chối cãi được.
- Phỏng đoán sự việc với độ tin cậy cao hoặc với độ tin cậy thấp
- Đánh giá về mức độ hay số lượng đối với một phương diện nào đó của sự việc.
- Khẳng định tính tất yếu, sự cần thiết hay khả năng của sự việc
- Đánh giá sự việc có thực hay không có thực, đã xảy ra hay chưa xảy ra.

2. Tình cảm, thái độ của người nói đối với người nghe: thông qua từ ngữ xưng hô, từ cảm thán, từ tình thái ở cuối hoặc đầu câu.
- Thân mật, gần gũi: Sao hôm nay chị dọn hàng muộn thế?
- Thái độ bực tức, hách dịch: Mày trói chồng đi, cho mày xem.
- Thái độ kính cẩn: Thưa bác bố mẹ cháu không có nhà !
IV. Luyện tập:
Bài 1/9: - Câu 1 diễn tả 2 sự việc
+ Ao thu lạnh lẽo
+ Nước trong veo.
- Câu 2: Diễn tả đặc điểm của chiếc thuyền: bé.
- Câu 3 và 4 diễn tả một quá trình chuyển động:
+ Sóng gợn
+ Lá đưa vèo
- Câu 5:  Diễn tả 2 sự việc
+ Trạng thái: Mây – lơ lửng
+ Đặc điểm: Trời – xanh ngắt
- Câu 6: 2 sự việc: + Đặc điểm: ngõ quanh co
+ Trạng thái: Khách - vắng teo
- Câu 7: 2 sự việc: trạng thái: tựa gối, ôm cần.
- Câu 8: 1 sự việc hành động: cá đớp
Bài 2/9: a. Nghĩa tình thái thể hiện ở các từ: kể, thực, đáng : công nhận sự đánh giá là có thực nhưng chỉ ở phương diện nào đó ( kể), còn ở phương diện khác: đáng sợ. ( lắm)
b. Nghĩa tình thái : “ có lẽ”  thể hiện ở phỏng đoán về khả năng, chưa chắc chắn về sự việc ( cả hai chọn nhầm nghề).
c. 2 sự việc – 2 tình thái.
+ Sự việc 1: Họ cũng phân vân như mình. Sự việc này  chỉ phỏng đoán chưa chắc chắn ( dễ = có lẽ, hình như.)
+ Sự việc 2: Mình cũng… không , nhấn mạnh bằng 3 từ: đến chính ngay. + Phân vân: hay là
Bài 3/9:
- nghĩa sự việc: nói đến một người có nhiều phẩm chất tốt thì không phải là người xấu. Chọn từ có ý nghĩa khẳng định chắc chắn: hẳn.
Bài 1/20: Phân tích nghĩa sự việc, nghĩa tình thái
a. – NSV: biểu thị đặc điểm, tính chất
+ Nắng đỏ cành cam
+ Nắng xanh lam ngọn dừa.
- NTT: phỏng đoán với mức độ tin cậy cao: chắc
b. – NSV: biểu thị quan hệ: hai mẹ con là mợ Du và thằng Dũng.
- NTT: khẳng định tính chân thực của sự việc ở mức độ cao: rõ ràng là
c. – NSV: biểu thị quan hệ: một cái với sáu người.
- NTT: khẳng định tính chân thực của sự việc ở mức độ mỉa mai: thật là.
d.  NSV: biểu thị hành động: sống bằng cướp giật, doạ nạt, mạnh vì tiền
- NTT: + Đánh giá mức độ đối với một phương diện của sự việc: chỉ
+ Đánh giá sự việc có thực, đã xảy ra hay chưa xảy ra: thì sao? Đã đành.
Bài 2/20: a. Nói của đáng tội: thừa nhận sự khen này không nên làm với đứa trẻ
b. Có thể: nêu nhận định về một khả năng.
c. Những: đánh giá mức độ giá cả là cao.
d. Kia mà: nhắc nhở để trách móc.
Bài 3/20:  a. Hình như: phỏng đoán chưa chắc chắn.
b. Dễ: phỏng đoán chưa chắc chắn
c. Tận: đánh giá khoảng cách là xa.
Bài 4/20:  - Tuy đã hẹn nhưng chưa chắc nó đã đến.
- Từ nhà tôi đến trường khoảng 20 phút là cùng.
- Ít ra thì nó vẫn còn một số tiền đủ mua vé để về quê.
- Nghe nói xăng sẽ tăng giá vào những ngày sắp tới
- Chả lẽ Hương lại từ chối không tham gia văn nghệ của trường.
- Hoa là một vận động viên nhảy cao cơ mà sao thi được có 6 điểm. bidi-font-style:normal'>Ít ra thì nó vẫn còn một số tiền đủ mua vé để về quê.

- Nghe nói xăng sẽ tăng giá vào những ngày sắp tới
- Chả lẽ Hương lại từ chối không tham gia văn nghệ của trường.

- Hoa là một vận động viên nhảy cao cơ mà sao thi được có 6 điểm.
D. Củng cố:
- Mỗi câu gồm hai thành phần nghĩa
 Hướng dẫn tự học
- Liên hệ so sánh với nghĩa của từ (nghĩa biểu hiện sự vật, khái niệm + nghĩa biểu cảm) để nhận thấy sự tương ứng của hai thành phần nghĩa ở từ và câu. Ví dụ : chết/hi sinh/toi,...
- Dùng một câu cốt lõi rồi thêm vào các từ tình thái để dễ nhận ra hai thành phần nghĩa. Ví dụ: (Hình như/ chắc chắn/ có lẽ/ quả thật/ chả có lẽ,...) + Mọi người đã đến.
Dặn dò: - Học bài cũ; Chuẩn bị làm bài viết số 5: Nghị luận văn học