HẦU TRỜI


HẦU TRỜI
(Tản Đà)
A. Mục tiêu bài học: Giúp hs:
-         Hiểu được ý thức cá nhân, ý thức nghệ sĩ và quan niệm mới về nghề văn của Tản Đà ;
-         thấy được những cách tân nghệ thuật trong bài thơ.
Trọng tâm kiến thức, kĩ năng
1. Kiến thức
-         Ý thức cá nhân, ý thức nghệ sĩ và quan niệm mới về nghề văn của Tản Đà ;
-         Những sáng tạo trong hình thức nghệ thuật của bàn thơ : thể thơ thất ngôn trường thiên khá tự do ; giọng điệu thoải mái, tự nhiên ; ngôn ngữ sinh động,...
2. Kĩ năng
-         Đọc - hiểu một bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại ;
-         Bình giảng những câu thơ hay.
B. Phương tiện thực hiện:  SGK, SGV, thiết kế bài học.
Cách thức tiến hành: Đọc, tìm hiểu, thảo luận, phân tích phát huy chủ thể hs.
C. Tiến trình giờ dạy: 1. Ổn định lớp:
                                  2. Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc bài thơ Lưu biệt khi xuất dương và phân tích quan niệm về chí làm trai của Phan Bội Châu?
Hoạt động của GV và HS


HĐ1: Tổ chức cho hs tìm hiều phần tiểu dẫn.
TT1: Hoc sinh đọc tiểu dẫn sgk.
TT2: Tóm tắt những nét chính về cuộc đời và sáng tác của?





TT3: Xuất xứ của tác phẩm?


TT4: Hoàn cảnh sáng tác của bài thơ?





TT5: Tóm tắt nội dung cơ bản của tác phẩm?




HĐ2: Tổ chức cho học sinh tìm hiểu, phân tích văn bản.
TT1: Hướng dẫn HS đọc diễn cảm văn bản. Phân chia bố cục?


TT2: Cách bắt đầu câu chuyện của Tản Đà có gì đặc biệt? Cách mở đầu như vậy gợi cho người đọc cảm giác ntn về câu chuyện tác giả sắp kể? Vào đột ngột câu đầu, cũng ra vẻ đặt vấn đề cho nó khách quan, nghi ngờ theo khoa học, để ba câu sau toàn là khẳng định, ăn hiếp người ta
TT3: Phân tích những biện pháp tu từ được tác giả sử dụng ở khổ thơ này? 
Hết tiết  D. Củng cố
TT4: Tác giả đã kể lại câu chuyện mình đọc thơ cho trời và chư tiên nghe ntn?
- Thái độ của tác giả khi đọc thơ?
Biểu hiện của chư tiên, của Trời về câu chuyện tác giả kể?
TT5: Qua đoạn thơ, em cảm nhận được gì về cá tính và khát vọng của thi nhân?
TT6: Em có nhận xét gì về giọng kể chuyện của tác giả?
TT7: Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là cảm hứng lãng mạn, nhưng trong bài thơ lại có một đoạn rất hiện thực. Đó là đoạn thơ nào? Tìm hiểu ý nghĩa đoạn thơ đó. Theo em hai nguồn cảm hứng này ở thi sĩ Tản Đà có mối liên hệ với nhau như thế nào?




TT8: Về mặt nghệ thuật bài thơ này có gì mới và hay?







HĐ3: Tổng kết bài học
Nội dung cần đạt

I. Giới thiệu:
 1. Tác giả: Tản Đà là “con người của hai thế kỷ” về các phương diện:
- Lối sống: xuất thân gia đình quan lại, ít chịu khép mình trong khuôn khổ Nho gia
- Học vấn: Hán học, Tây học.
- Sự nghiệp văn chương: + Sáng tác bằng quốc ngữ
+ Thuộc lớp nhà văn đầu tiên của Việt Nam coi viết văn, làm báo là nghề nghiệp chính.
 + Các thể loại cũ nhưng cảm xúc mới mẻ
ð Tất cả ảnh hưởng không nhỏ đến cá tính sáng tạo của thi sĩ.
+ Tác phẩm tiêu biểu: sgk
2. Tác phẩm: - Xuất xứ: In trong tập Còn chơi, xuất bản lần đầu năm 1921, gồm thơ và văn xuôi.
- Hoàn cảnh sáng tác: đầu những năm 20 của thế kỷ XX, thời điểm mà:
    + Lãng mạn đã là điệu tâm tình chủ yếu của thời đại
  + Xã hội thực dân nửa phong kiến ngột ngạt, tù hãm, u uất, đầy rẫy những cảnh ngang trái, xót đau. Người trí thức có lương tri không chấp nhận nhập cuộc, nhưng không ai có dũng khí chống lại nó.
-  Tóm tắt nội dung: Bài thơ có cấu tứ là một câu chuyện nhỏ: thi sĩ  Nguyễn Khắc Hiếu tức Tản Đà lên hầu Trời, đọc thơ cho Trời và chư tiên nghe. Tác giả đã đem những chi tiết rất thực về thơ và chuyện cuộc đời mình, đặc biệt là cảnh nghèo khó của người sáng tác văn chương hạ giới kể cho Trời nghe. Trời cảm động, thấu hiểu tình cảnh, nỗi lòng  thi sĩ.
II. Đọc - hiểu:
 1 . Bố cục:  Bài thơ có thể chia thành ba đoạn:
- 7 khổ đầu: Kể chuyện thi sĩ được mời lên Thiên đình đọc thơ cho Trời và chư Tiên nghe
- Phần giữa: Phần trọng tâm, dài nhất: Diễn biến cảnh đọc thơ và đối thoại với Trời
- 4 khổ cuối: Ra về, cảm xúc và ý nghĩ.
2. Cách vào đề:
- Mở đầu: Câu khẳng định, giọng hài hước
+ Cảm giác lạ lùng khi lên tiên
+ Ngờ ngợ không biết thực hay mơ.
- Điệp từ “thật”: 4 lần / 2 câu
- Câu cảm thán, ngắt nhịp 2/2/3: khẳng định chắc chắn, D. Củng cố niềm tin chuyện hoàn toàn có thật
→ Gây sự chú ý, kính thích trí tò mò
- Tình huống: Thi nhân buồn → ngắm trăng, ngâm thơ → làm trời mất ngủ.
- Giọng thơ: hóm hỉnh, chi tiết dí dỏm, trần tục hoá chuyện thiên đình
 ð Lối vào đề có sức hấp dẫn, gây ấn tượng mạnh mẽ độc đáo, có duyên, hứa hẹn nhiều thú vị.


3. Cảnh đọc thơ cho Trời và chư Tiên nghe.
- Thái độ: + Cao hứng: Đương cơn đắc ý, đọc thơ ran cung mây
+ Tự đắc, tự khen: Văn đã giàu thay lại lắm lối...
- Thái độ của chư tiên:
+ Phản ứng riêng: ao ước tranh nhau dặn...
+ Phản ứng chung: xúc động; tán thưởng và hâm mộ: cùng vỗ tay
- Thái độ của trời:  
+ Đánh giá cao, không tiếc lời tán dương: thật tuyệt, chắc có ít, đẹp như sao băng, văn hùng, êm, tinh, đẫm, lạnh..
ð Chuyện hư cấu, tưởng tượng được kể chân thực như chuyện có thật giúp người đọc cảm nhận được về tâm hồn thi sĩ Tản Đà
+ Ý thức rất rõ về tài năng, giới thiệu cụ thể: tên họ, quê hương, bản quán, đất nước, châu lục.
+ Táo bạo, tự tin  bộc lộ “cái tôi
→ Thể hiện cái “ngông” một cách  thoải mái, phóng túng.
Về thực tế Văn chương hạ giới rẻ như bèo, nhà văn bị rẻ rúng.  
* Đoạn thơ đối thoại với Trời: Giọng thơ hào hứng
- Nhiệm vụ Trời giao cho nhà thơ: thiên lương của nhân loại
- Tự nguyện ghé vai gánh vác trách nhiệm lớn lao vai trò của cá nhân mình đối với xã hội.
- Thực trạng cuộc sống: nghèo khó, cùng quẫn
ð  Bức tranh chân thực và cảm động về thực tế đời sống của văn nghệ sĩ đương thời.
4. Đặc sắc nghệ thuật:
- Thể thơ thất ngôn trường thiên:tự do
- Ngôn ngữ: ít tính cách điệu, ước lệ, gần với tiếng nói đời thường.
- Giọng thơ: hóm hỉnh, có duyên, biểu hiện cảm xúc phóng túng,  không bị gò ép.
- Tác giả: vừa là người kể chuyện, vừa là nhân vật chính.
ð Yếu tố nghệ thuật mới mẻ đánh dấu sự đổi mới của thơ ca Việt Nam theo hướng hiện đại hoá. Tản Đà: “dấu gạch nối giữa hai thời đại thi  ca
III.Tổng kết:
1. Nội dung: Mạnh dạn thể hiện cái tôi cá nhân: ngông, phóng túng, ý thức cao về tài năng, khát khao được khẳng định mình giữa cuộc đời.
2. Nghệ thuật: Có nhiều sáng tạo trong thể thơ, giọng điệu, ngôn ngữ.
D. Củng cố: Những cách tân của tản Đà trong cách thể hiện cảm xúc, xây dựng cốt truyện
 Hướng dẫn tự học
 - Học thuộc bài thơ.
- Anh, chị hiểu thế nào là "ngông" ? "Cái ngông" của Tản Đà trong bài thơ được thể hiện như thế nào ? So sánh "cái ngông" của Tản Đà trong Hầu trời với "cái ngông" của Nguyễn Công Trứ trong Bài ca ngất ngưỡng. Dặn dò: Học thuộc bài thơ, chuẩn bị bài. Vội vàng