VỘI VÀNG


VỘI VÀNG

 (Xuân Diệu)
A. Mục tiêu bài học: Giúp hs:
-         Cảm nhận được làng ham sống bồng bột, mãnh liệt và quan niệm nhân sinh, thẫm mĩ mới mẻ của Xuân Diệu ;
-         Thấy được sự kết hợp hài hoà giữa mạch cảm xúc dồi dào và mạch triết luận sâu sắc của bài thơ cùng những sáng tạo trong hình thức thể hiện.
Trọng tâm kiến thức, kĩ năng
1. Kiến thức
-         Niềm khát khao giao cảm với đời và quan niệm nhân sinh, thẫm mĩ mới mẻ của Xuân Diệu.
-         Đặc sắc của phong cách nghệ thuật thơ Xuân Diệu trước cách mạng tháng Tám.
2. Kĩ năng
-         Đọc - hiểu một tác phẩm trữ tình theo đặc trưng thể loại ;
-         Phân tích một bài thơ mới.
B. Phương tiện thực hiện:  SGK, SGV, thiết kế bài học.
Cách thức tiến hành: Đọc, tìm hiểu, gợi tìm, phân tích phát huy chủ thể hs.
C. Tiến trình giờ dạy: 1. Ổn định lớp:
                                 2. Kiểm tra bài cũ: Nêu những cảm nhận của em về cá tính và khát vọng của thi sĩ Tản Đà thể hiện trong bài thơ Hầu trời?
                                 3. Dạy bài mới: “Thơ XD là nguồn sống dào dạt chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này…XD say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng, cuống quýt, muốn tận hưởng cuộc đời ngắn ngủi của mình. Khi vui cũng như khi buồn, người đều nồng nàn tha thiết”. Nhận định trên của nhà phê bình văn học Hoài Thanh rất đúng với hồn thơ XD, càng đúng hơn với bài thơ Vội vàng, một bài thơ in trong tập Thơ thơ, xuất bản năm 1938.
 năm 1938. 

Hoạt động của GV và HS >
HĐ1: Tổ chức cho hs tìm hiểu phần tiểu dẫn.
TT1: Đọc tiểu dẫn sgk.

TT2: Hãy giới thiệu một vài nét khái quát về tác giả?
 
TT3: Vì sao nói XD là nhà thơ mới nhất trong những nhà thơ mới? – Qua nội dung và cách tân nghệ thuật.
TT4: Nêu nhận xét về hoạt động sáng tác của XD? Kể tên  những tác phẩm tiêu biểu?

TT5: Giới thiệu khái quát về xuất xứ bài thơ Vội vàng? Có thể chia bài thơ làm mấy đoạn? Nội dung chính của từng đoạn?







HĐ2: Tổ chức cho hs đọc hiểu văn bản.
TT1: Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm bài thơ, gv đọc mẫu.
TT2: Ở 4 câu đầu tác giả ước muốn điều gì? Xuất phát từ đâu lại có ước muốn đó? Lấy cái tôi chủ quan chống lại quy luật của thiên nhiên, đất trời thể hiện qua những từ ngữ có tính chất mệnh lệnh. Khát khao giao cảm với đời, tình yêu cuộc sống tha thiết
TT3: Hình ảnh thiên nhiên, sự sống quen thuộc được tác giả cảm nhận và diễn tả ntn? Chỉ ra nét mới trong quan niệm của XD về cuộc sống, tuổi trẻ và hạnh phúc?
- Cách nói không lặp lại, đó là sự sáng tạo trong diễn đạt. Cho thấy sự phong phú bất tận của TN. TN ở thời điểm này như một khu vườn tình ái đầy hoa thơm quả ngọt với sự hội ngộ đắm say của buổi sáng, tháng giêng, tuổi trẻ, tất cả đều ở mức khởi đầu.
TT4: Nhận xét giọng điệu của đoạn thơ? Tươi trẻ trong cách nhìn, thơ xưa: chừng mực kín đáo, XD: niềm si mê không cần dấu diếm, đó là quan niệm nhân sinh mới mẻ: thụ hưởng những gì cuộc sống giành cho mình, sống mãnh liệt, hết mình; quan niệm mới mẻ, tích cực, đầy chất nhân văn
Hết tiết - D. Củng cố
TT5: Cách sử dụng từ ngữ của tác giả ở đoạn thơ này có gì khác thường? Qua đó cho thấy cách cảm nhận thời gian của của XD ntn? Vì sao nhà thơ lại có tâm trạng vội vàng, cuống quýt trước sự trôi qua nhanh chóng của tg?
Từ ngữ sóng đôi giữa 2 trạng thái đối lập. Nếu ở trên TN được nhìn nhận qua lăng kính tình yêu, tuổi trẻ thì ở đây nhuốm vị chia li, mất mát, được nhìn qua lăng kính chảy trôi của thời gian
TT6: Nhận xét giọng thơ?
Giọng hờn giận, trách móc, tiếc nuối.
TT7: Phát hiện những thủ pháp nghệ thuật được sử dụng để diễn đạt ý thơ?
TT8: Giọng thơ và cái tôi trữ tình ở đoạn thơ này có gì thay đổi? Nhận xét cách sử dụng từ ngữ ở đoạn thơ này?



HĐ3: Khái quát chủ đề.

HĐ4: Tổng kết
Nội dung cần đạt 
I. Giới thiệu.
1. Tác giả: Xuân Diệu (1916 - 1985) tên thật Ngô Xuân Diệu quê Can Lộc, Hà Tĩnh
- Sau khi tốt nghiệp dạy học ở Mĩ Tho, sau ra Hà Nội sống bằng nghề viết văn.
- Tham gia mặt trận Việt Minh, hoạt động trong lĩnh vực văn hoá.
- Là uỷ viên ban chấp hành Hội nhà văn VN khoá I, II, III
2. Sáng tác: Nhà thơ “mới nhất trong các nhà thơ mới
- Nội dung: + Mang sức sống, cảm xúc, quan niệm sống mới mẻ
+ Tình yêu, mùa xuân, tuổi trẻ
- Nghệ thuật: + Cách tân nghệ thuật đầy sáng tạo.
+ Giọng thơ sôi nổi, đắm say, yêu đời tha thiết.
→ Sức sáng tạo dồi dào, bền bỉ, đóng góp to lớn trên nhiều lĩnh vực đối với nền VHVN hiện đại
- Tác phẩm tiêu biểu: Thơ thơ (1938), Gửi hương cho gió (1945), Riêng chung (1960)…
3. Bài thơ: Vội vàng.
- Xuất xứ: rút từ tập Thơ thơ
- Thể thơ: tự do – như lời tự bạch của Xuân Diệu.
- Bố cục: 3 phần:
+ 13 câu đầu: tình yêu cuộc sống trần thế tha thiết
+ 18 câu giữa: băn khoăn về sự ngắn ngủi của kiếp người, trôi qua của thời gian.
+ Còn lại: tình yêu mãnh liệt đối với cuộc sống, lời giục giã vội vàng
→ Vận động tự nhiên của cảm xúc, vừa chặt chẽ về luận lí.
II. Đọc hiểu:
1. Đoạn1:
a. 4 câu đầu: quan niệm nhân sinh
- Điệp từ: Tôi muốn + tắt nắng, buộc gió → Muốn đoạt quyền của tạo hoá
- Nhịp thơ: hối hả, gấp gáp: Màu đừng nhạt, hương đừng bay.
→ Khát vọng lưu giữ thời khắc đẹp nhất của cuộc sống.






b. 7 câu tiếp  
- Điệp từ: này đây: thể hiện sự phong phú, bất tận của thiên nhiên.
→ Giọng thơ náo nức, ngỡ ngàng trước bao cảnh đẹp.
- Tuần tháng mật, hoa đồng nội, lá cành tơ, khúc tình si
→ Liệt kê, đảo ngữ, sáng tạo trong diễn đạt.
→ Hương màu mùa xuân vừa gần gũi vừa quyến rũ, tình tứ làm đắm say lòng người.
- Tháng giêng ngon như một cặp môi gần → so sánh độc đáo, mới lạ, táo bạo, đầy tính nhân văn.
→ Vận động, chuyển biến từ thị giác sang vị giác: nếm được vẻ đẹp của thiên nhiên.
è Giọng thơ tươi trẻ diễn tả niềm vui rộn ràng, tha thiết giao cảm với đời và tận hưởng tuổi trẻ.
- Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa. → Câu thơ đứt đoạn, niềm vui chững lại → Chuyển đổi mạch cảm xúc.








2. Đoạn 2: Xuân: tới - xuân qua
                              còn non - sẽ già
                              hết – tôi mất
→ Lí giải về tình yêu, tuổi trẻ với lời thơ khô khốc, triết lí. Quan niệm về thời gian tuyến tính, ý thức sâu sắc sự trôi chảy của thời gian.
- Điệp ngữ: nghĩa là: cách để bộc lộ cảm xúc.
- Lòng tôi rộng - lượng trời chật
- Xuân tuần hoàn - tuổi trẻ chẳng thắm lại
→ Tuổi trẻ làm chuẩn mực, thước đo thời gian
- Còn trời đất - chẳng còn tôi
→ Thiên nhiên đối kháng với con người, trạng thái đắm say, khát vọng mãnh liệt nhưng không trọn vẹn, niềm vui chóng tàn
- Tháng năm .. chia phôi
   Sông núi … tiễn biệt
   Gió … hờn
   Chim … đứt tiếng
→ Hình ảnh nhân hoá, nỗi buồn của con người lan sang cảnh vật, triệt tiêu chất vui của thiên nhiên.
- Bật thốt: Ôi!.. chẳng bao giờ nữa: não nuột, tuyệt vọng.

3. Đoạn 3:- Mau đi thôi: thúc giục.
- Điệp từ  tôi muốn + động từ: ôm, riết, say, thâu, cắn + tính từ: chếnh choáng, đã đầy, no nê.
→ Tận hưởng không nguôi, không ngớt, cảm xúc dạt dào có chiều tăng tiến.
→ Cực tả nồng độ sống đặc trưng của Xuân Diệu: say mê cuộc sống và tình yêu  đến tột đỉnh.
III. Chủ đề: Khát khao sống, niềm tha thiết yêu người, yêu mùa xuân, tuổi trẻ của XD.
IV. Tổng kết:
-         Từ ngữ, cấu trúc câu lạ, táo bạo, so sánh đầy sáng tạo
-         Thể hiện tư tưởng nhân văn: lòng yêu đời tha thiết.
Cảm nhận thiên nhiên bằng mọi giác quan.



D. Củng cố: Lòng yêu đời, quan niệm thời gian, quan niệm sống , mới mẻ của XD.
Hướng dẫn tự học
- Học thuộc lòng bài thơ.
- Xuân Diệu giải bày về tập Thơ thơ : "Đây là hồn tôi vừa lúc vang ngân ; đây là lòng tôi đương thời sôi nổi ; đây là tuổi xuan của tôi và đây là sự sống của tôi nữa". Theo anh (chị), những ý tưởng thi ca đó in dấu ấn như thế nào trong bài thơ Vội vàng ?
Dặn dò: Học thuộc bài thơ, chuẩn bị bài: Thao tác lập luận bác bỏ.