(Hồ Chí
Minh)
A. Mục tiêu
bài học: Giúp hs:
-
Cảm nhận được vẻ đẹp của tâm
hồn Hồ Chí Minh : sự kết hợp hài hoà giữa các chiến sĩ và thi sĩ, giữa yêu nước
và nhân đạo ;
-
Thấy được sắc thái vừa cổ điển
vừa hiện đại của bài thơ.
Trọng tâm kiến thức, kĩ năng
1. Kiến
thức
-
Lòng yêu thiên nhiên, yêu con
người, yêu cuộc sống ; nghị lực kiên cường vượt lên hoàn cảnh, phong thái tự
tại và niềm lạc quan của Hồ Chí Minh
-
Vẻ đẹp của bài thơ trữ tình Hồ
Chí Minh : sự kết hợp hài hoà giữa màu sắc cổ điển và hiện đại, giữa chất thép
và chất tình.
2. Kĩ
năng
-
Đọc - hiểu tác phẩm trữ tình.
-
Phân tích một bài thơ thất ngôn
tứ tuyệt theo đặc trưng thể loại.
B. Phương
tiện thực hiện: SGK, SGV, thiết kế bài học.
Cách thức
tiến hành: Đọc, tìm hiểu, gợi tìm, phân tích phát huy chủ thể hs.
C. Tiến
trình giờ dạy:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc bài thơ Đây
thôn Vĩ Dạ và phân tích tâm trạng của thi sĩ được thể hiện trong bài
thơ?
3. Dạy bài mới:
Hoạt động của GV và HS
VL1: Tìm
hiểu chung về bài thơ.
VL2: Phân
tích tác phẩm.
HĐ1: so
sánh bản dịch với nguyên tác.
- Câu 1: không dịch được
từ “cô”, “mạn mạn” dịch chưa chính xác
- Câu : dịch thừa từ tối
- Câu 3,4: không thể hiện
được biện pháp lặp vòng
- Câu 4: ngắt nhịp 4/3
phù hợp hơn nhịp 2/5.
HĐ2: Phân tích 2 câu đầu
TT1: Tác giả dùng những hình ảnh nào để tả cảnh buổi chiều?
TT2: Qua hình ảnh đó thử phân tích tâm trạng người tù?
TT3: Em có nhận xét gì về bức tranh chiều của bài thơ?
HĐ2: Phân tích 2 câu sau:
TT1: Hình ảnh thiếu nữ
xay ngô và lò than rực hồng gợi
cho em suy nghĩ gì? Hãy phân tích giá trị thẩm mỹ của những hình ảnh ấy?
TT2: Hãy phân tích nét đẹp cổ điển và hiện đại của bài thơ?
VL3: Kết
luận.
TT: Nêu những nhận định tổng kết về mặt nội dung và nghệ thuật? |
Nội dung cần đạt
I. Giới thiệu:
-
Thể thơ tứ tuyệt
-
Viết trong thời gian HCM bị chuyển lao từ nhà tù Tỉnh Tây
đến Thiên Bảo
-
Bản dịch:
II Phân tích:
1.
Hai câu đầu:
-
Thời gian:
+ Thời điểm mọi vật tìm
về tổ ấm
-
Không gian: bao la tĩnh lặng
-
Hình ảnh:
mệt mỏi trên đường chuyển lao nhưng vẫn tự
do phóng khoáng, tha thiết với thiên nhiên.
→
Miêu tả từ xa, tầm nhìn bao quát, rộng lớn
ð Thi liệu cổ, tả cảnh
bằng nét chấm phá nhưng với cái nhìn hiện đại.
Thiên nhiên: chân thực, sinh
động, bức tranh chiều tối đẹp nhưng buồn, con người mang khát vọng tự do ẩn kín
trong đôi mắt dõi theo cánh chim, chòm mây giữa trời rộng.
2.
Hai câu sau:
- Hình ảnh cụ thể, chân thực:
+Thiếu nữ ma bao
túc: cần cù, cuộc sống vất vả hình
ảnh trung tâm thu vào tầm mắt của người đang trên đường chuyển lao.
ð Bức tranh chiều tối ấm
áp, đáng yêu hơn.
- Câu cuối: lò than rực hồng:
+ Hồng: nhãn tự.
+ Xua tan bóng tối, mang đến niềm vui, sự sống mãnh liệt.
Niềm lạc quan
đối với cuộc sống, nghị lực của người tù ở xứ người.
ð Bức tranh chiều tối vừa bao la, mênh mông (trời,
mây, núi) vừa thân mật, ấm cúng (thiếu nữ, lò than hồng), là bức tranh của
thiên nhiên, của cuộc sống sinh hoạt chân thực, phóng khoáng, hài hoà chất thơ,
chất tình.
ðCó sự chuyển đổi thời
gian chiều tối (cánh chim, chòm mây,
vòng quay cối xay, lò than đỏ rực) và tâm trạng cô đơn lạnh lẽo ấm áp.
III. Kết luận:
-
Bài thơ mang đậm màu sắc cổ điển: lấy động tả tĩnh, sáng
tả tối, ngoại cảnh biểu hiện nội tâm.
- Hiện đại: khắc hoạ chân dung người hướng về sự sống để vượt qua thử
thách; có ý chí, bản lĩnh và tình yêu đối với con người, cảnh vật. |
D. Củng cố: Bức tranh
thiên nhiên, bức tranh cuộc sống thể hiện trong bài thơ.
Hướng
dẫn tự học
-
Học thuộc lòng bản dịch thơ.
-
Có ý kiến cho rằng : thơ Hồ Chí
Minh đậm chất Đường thi mà lại rất hiện đại. Có thể nhận thấy điều này trong
bài Chiều tối như thế nào ?
Dặn dò: Chuẩn bị bài “Từ ấy” của Tố Hữu