( Hàn Mặc
Tử)
A. Mục tiêu
bài học: Giúp hs:
-
Cảm nhận được tình yêu đời,
lòng ham sống mãnh liệt mà đầy uẩn khúc qua bức tranh phong cảnh xứ Huế ;
-
Nhận biết được sự vận động của
tứ thơ, của tâm trạng chủ thể trữ tình và bút pháp tài hoa, độc đáo của Hàn Mặc
Tử.
Trọng tâm kiến thức, kĩ năng
1. Kiến
thức
-
Vẻ đẹp thơ mộng, đượm hồn của
thôn Vĩ và nỗi buồn, cô đơn trong cảnh ngộ bất hạnh của một con người yêu tha
thiết thiên nhiên, yêu sự sống.
-
Phong cách thơ Hàn Mặc Tử qua
bài thơ : một hồn thơ đang quằn quại yêu, đau ; trí tưởng tượng phong phú ;
hình ảnh thơ có sự hoà quyện giữa thực và ảo.
2. Kĩ
năng
-
Đọc - hiểu một bài thơ trữ tình
theo đặc trưng thể loại
-
Cảm thụ, phân tích tác phẩm
thơ.
B. Phương
tiện thực hiện: SGK, SGV, thiết kế bài học.
Cách thức
tiến hành: Đọc, tìm hiểu, gợi tìm, phân tích phát huy chủ thể hs.
C. Tiến
trình giờ dạy:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc bài thơ Tràng
giang và phân tích giá trị biểu cảm của khổ thơ thứ 3?
3. Dạy bài mới: Trong phong trào Thơ Mới, Hàn
Mặc Tử là một nhà thơ khá đặc biệt. Nhớ đến thi sĩ họ Hàn là nhớ đến một cuộc
đời ngắn ngủi mà đầy bi kịch, nhớ đến một con người tài hoa mà đau thương tột
đỉnh. Nhớ đến Hàn Mặc Tử đồng thời nhớ đến những vần thơ như dính máu, dính não,
dính hồn, và nhớ đến cả những vần thơ tuy buồn đau mà trong sáng, tuy đầy hư ảo
mà đẹp một cách lạ lùng. “Đây thôn Vĩ Dạ” là một bài thơ trong
số không nhiều những bài thơ như thế của ông.
Hoạt động của GV và HS
HĐ1: Tổ chức cho hs tìm hiểu phần tiểu dẫn.
TT1: HS đọc tiểu dẫn.
TT2: Trình bày những nét
chính về cuộc đời và đặc điểm sáng tác của nhà thơ Hàn Mặc Tử?
- Về mặt nội dung
- Đặc điểm nghệ thuật
TT3: Vị trí
và cảm hứng sáng tác của bài thơ Đây thôn
Vĩ Dạ?
Bài thơ
được gợi cảm hứng từ bức ảnh (kèm theo lời thăm hỏi) do Hoàng Thị Kim Cúc gửi tặng
- người mà ông vẫn thầm yêu trộm nhớ bằng một tình yêu đơn phương, vô vọng, qua
một khoảng cách thời gian và không gian xa vời.
HĐ 2: Tổ chức cho học sinh tìm hiểu bài thơ
TT1:Gọi HS đọc
diễn cảm bài thơ.
TT2: Em có nhận xét gì về khổ thơ đầu? Những biện
pháp nghệ thuật gì được sử dụng ở câu đầu? Tác dụng và ý nghĩa của biện pháp
nghệ thuật đó?
TT3: Vẻ đẹp thôn Vĩ được hiện lên qua những chi tiết
nào? Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ở câu thơ này?
- Khuôn mặt chữ điền đó xuất hiện với tư thế như thế nào? Em có nhận xét chung gì
về bức tranh thôn Vĩ được miêu tả ở khổ thơ này?
TT4: Em có cảm nhận gì ở khổ thơ thứ
hai? Đến khổ thơ thứ hai mạch cảm xúc của
nhà thơ bỗng chuyển đột ngột, cũng là Vĩ Dạ nhưng như một thế giới hoàn toàn
khác - một thế giới buồn vắng. Buồn từ nhịp thơ cho đến hình ảnh thơ
TT5: Những
hình ảnh được hiện lên trong khổ thơ như thế nào?
Hai chữ buồn
thiu, hoa bắp lay gợi cho em ấn tượng gì? Thông thường gió, mây và dòng sông vẫn đi với nhau: gió thổi mây bay và
nhờ gió mà dòng sông gợn sóng. Ở đây chuyển động ngược chiều của gió mây làm
tăng thêm cái trống vắng của không gian gợi sự chia lìa đôi ngã. Hay đúng hơn,
rất ít mây và gió, nên dòng sông lặng lẽ buồn thiu và cây cỏ bên bờ chỉ lay động rất nhẹ
TT6 Em hiểu như thế nào về
hình ảnh Sông trăng? Ở đây tác giả
dùng nghệ thuật gì? Biện pháp này có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện
tâm trạng của Hàn Mặc Tử?
Tâm hồn nhà
thơ cảm thấy cô đơn, lạc lõng trước cuộc đời thực nên ông tìm về với cõi mộng,
tìm đến vầng trăng – là người bạn tri kỉ của ông trong những ngày bệnh tật, là
nơi trú ngụ cuối cùng của linh hồn ông để ông trốn tránh sự truy đuổi của
đau thương và cái chết.
TT7: So sánh với hai khổ thơ
đầu và cuối, ở khổ thơ cuối em có nhận xét gì về trạng thái tâm hồn của tác
giả? Thể hiện ở những hình ảnh nào?
TT8: Để diễn tả tâm trạng
này tác giả một lần nữa sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Tác dụng và ý nghĩa
của nó?
HĐ3: Khái quát chủ đề
HĐ4: Tổng kết bài thơ
Thao tác 1: Từ
việc tìm hiểu bài thơ em hãy khái quát ngắn gọn nội dung và nghệ thuật của bài
thơ?
HS thảo
luận và trình bày trước lớp, sau đó giáo viên D. Củng cố lại
|
Nội dung cần đạt
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả:
a. Cuộc đời:
- Hàn Mặc Tử (1912 - 1940), tên
khai sinh là Nguyễn Trọng Trí, quê Lệ Mĩ, Đồng Hới, Quảng Bình.
- Học ở Huế, làm công chức ở Quy Nhơn, làm báo ở
Sài Gòn.
- Năm 1936 mắc bệnh phong và mất tại trại phong
Quy Hoà (1940)
b. Sự
nghiệp sáng tác
- Làm thơ
từ năm 14 tuổi, bút danh: Minh Duệ Thị, Phong Trần, Lệ Thanh …
- Bắt đầu bằng thơ cổ điển Đường luật, sau trở
thành nhà thơ có sức sáng tạo mạnh mẽ nhất của phong trào thơ mới.
- Nội dung: tình yêu đến đau đớn hướng về cuộc đời
trần thế.
- Nghệ thuật: + Giọng thơ mãnh liệt, vật lộn giữa
linh hồn và thể xác.
+ Thế giới hình tượng: chủ yếu Trăng
+ Có những vần thơ hồn nhiên, trong trẻo.
- Tác phẩm chính: Gái quê (1936), Thơ điên
(1938), …
2. Bài thơ: Đây thôn Vĩ Dạ
- Lúc đầu có tên là Ở đây thôn Vĩ Dạ. In trong tập Thơ Điên (1938)
- Khởi hứng: Bức tranh
do người bạn gái của nhà thơ là Hoàng Thị Kim Cúc gửi tặng.
- Viết khi nhà thơ mắc bệnh hiểm nghèo
II. Đọc - hiểu văn bản
1.
Khổ 1:
- Câu hỏi tu từ: Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
+ Vừa
như một lời trách móc dịu dàng
+
Hàm ý tiếc nuối nhẹ nhàng
+
Lời mời gọi tha thiết
→ Gợi sự ám ảnh về thôn Vĩ
- Vẻ đẹp thôn
Vĩ Dạ:
+ Nắng hàng
cau - nắng mới lên: ấm áp, trong trẻo, thanh khiết..
+ Vườn xanh như ngọc: cách so sánh mới lạ → Gợi
ấn tượng về sự trù phú
+ Lá trúc che ngang mặt chữ điền: hình ảnh cách điệu hoá
Con người thôn Vĩ đẹp kín đáo, dịu dàng, phúc hậu.
→ Nét đẹp hài hoà giữa cảnh và người tạo nên cái
lung linh hư ảo của bức tranh
⇒ Tâm hồn trong sáng, một trái tim tha thiết tình người, tình đời của thi
nhân.
2. Khổ 2:
- Hình ảnh
+ Gió lối gió – mây đường mây
+ Nước buồn thiu - Hoa bắp lay
→ Nhịp thơ chậm rãi nhẹ nhàng, biện pháp nhân hoá.
→ 4 hình ảnh gợi sự xa cách, vắng vẻ, mang nặng
tâm trạng: bâng khuâng, man mác, cứ lan ra rồi đọng lại ở cõi lòng thi nhân
- Không
gian: bến sông → bến trăng
- Cảnh vật: con thuyền
→ thuyền chở trăng
- Kịp: khắc
khoải
- Tối nay: tuyệt
vọng, đau thương
→ Dùng
từ phiếm chỉ, hàng loạt câu hỏi tu từ da diết làm nổi bật khát khao giao cảm
với đời, với người
⇒ Khổ thơ là thế giới mộng ảo, thi nhân chìm vào cõi mông
lung ở đó có hẹn hò, có phấp phỏng niềm hi vọng chờ đợi với dự cảm chia lìa,
thời gian quá ít của đời người
3.
Khổ 3:
- Khách đường xa:
+ Điệp ngữ, nhịp 4/3: da
diết, gấp gáp, khẩn thiết
+ Cách xa tâm hồn và tình cảm
- Áo trắng quá…: xa lạ đến hụt hẫng như một nỗi ám
ảnh.
- Sương khói: + Của không gian, thời gian xa cách
+ Mối tình mong manh, vô vọng
+ Trái tim nhạy cảm
→ Mờ nhân ảnh, ranh giới của 2 thế giới thực và ảo
→ Nỗi đau của con người giữa 2 ranh giới ấy
- Ai biết tình ai… đậm đà.
- Đại từ phiếm chỉ Ai
và câu hỏi tu từ → hoài nghi nhưng chan chứa niềm thiết tha với đời, tâm trạng bâng khuâng,
xót xa, có gì như mong cầu, tự an ủi.
+ Băn khoăn, trăn trở sự tồn tại của mình và mối tình của
ai.
+ Trả lời
cho câu hỏi đầu bài thơ.
⇒ Khát khao một tình yêu chân thành để hoá giải nỗi
cô đơn..
III. Chủ đề: Qua
bức tranh thôn Vĩ đẹp mà buồn tác giả thể hiện nỗi lòng đối với cuộc đời và
tình yêu.
IV. Tổng kết:
1. Nội dung
- Khắc hoạ vẻ đẹp thuần tuý
của một vùng quê.
- Tâm hồn nhạy cảm trước vẻ
đẹp, con người, hạnh phúc và thân phận
2. Nghệ thuật: - Hài hoà bút pháp tả thực,
lãng mạn, tượng trưng
- Tính mơ hồ phiếm chỉ.
è Bài thơ tươi sáng mà
buồn, một nỗi buồn rất trong và thấm thía. |
D. Củng cố
Hướng
dẫn tự học
-
Học thuộc lòng bài thơ.
-
"Đây thôn Vĩ dạ và đem đến cho người đọc bức tranh thiên nhiên đặc
trưng cho hoa cỏ núi sông một vùng miền Trung nước Việt, vừa cho người ta thấy
đựơc vẻ đẹp lãng mạn của tình yêu thời Thơ mới".
Anh (chị) hiểu như thế nào về ý kiến trên ?
Dặn dò: Học thuộc bài
thơ, phân tích. Chuẩn bị bài Mộ.