TỪ ẤY


TỪ ẤY
(Tố Hữu)
A. Mục tiêu bài học: Giúp hs:
-         Cảm nhận được niềm vui lớn, lẽ sống lớn, tình cảm lớn của Tố Hữu trong buổi đầu gặp gỡ lí tưởng cộng sản ;
-         Hiểu được sự vận động của tứ thơ và những đặc sắc trong hình ảnh, ngôn ngữ, nhịp điệu,...
Trọng tâm kiến thức, kĩ năng
1. Kiến thức
-         Niềm vui và nhận thức mới về lẽ sống, sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm,... của người thanh niên khi được giác ngộ lí tưởng cộng sản.
-         Nghệ thuật diễn tả tâm trạng.
2. Kĩ năng
Phân tích thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại.
B. Phương tiện thực hiện:  SGK, SGV, thiết kế bài học và các phương tiện hỗ trợ khác..
Cách thức tiến hành: Đọc, tìm hiểu, gợi tìm, phân tích phát huy chủ thể hs.
C. Tiến trình giờ dạy:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc bài thơ Chiều tối và phân tích vẻ đẹp cổ điển và hiện đại của bài thơ?
3. Dạy bài mới:

 Hoạt động của GV và HS
HĐ1: HS tìm hiểu về tiểu sử và tác phẩm.
TT1: HS đọc sgk phần tác giả. Hãy tóm tắt tiểu sử tác giả?


TT2: Em biết gì về tập thơ Từ ấy?







TT3: Hãy xác định hoàn cảnh sáng tác của bài thơ? Vị trí của bài thơ trong sự nghiệp cách mạng cũng như sự nghiệp sáng tác của nhà thơ?

TT4: Có thể chia bố cục bài thơ làm mấy phần? Đại ý của từng phần?



HĐ2: Tổ chức cho hs tìm hiểu bài thơ.
TT1: Đọc diễn cảm bài thơ.
TT2: Xác định cảm hứng chủ đạo của bài thơ?
TT3:  Từ ấy là thời điểm nào? Nó có ý nghĩa ntn đối với cuộc đời Tố Hữu?
TT4: Tố Hữu đã dùng những hình ảnh nào để chỉ lý tưởng và biểu hiện niềm vui sướng, say mê khi giác ngộ lý tưởng CS?
TT5: Nhận xét từ ngữ, hình ảnh, bút pháp và nghệ thuật được tác giả sử dụng trong khổ thơ?
TT6: Khi được ánh sáng của lý tưởng soi rọi, nhà thơ đã có những nhận thức mới về lẽ sống như thế nào?

TT7: Tác giả đã dùng nghệ thuật, hình ảnh, từ ngữ gì để thể hiện nhận thức mới về lẽ sống của mình?









TT8: Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm của nhà thơ được thể hiện như thế nào ở khổ 3?

TT9: Nhận xét về biện pháp tu từ, và nhịp điệu của bài thơ?



TT10: Hãy phân tích những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ?





HĐ3: Tổng kết.


Nội dung cần đạt
I Cuộc đời.
1. Tiểu sử. Tố Hữu (1920-2002), tên khai sinh Nguyễn Kim Thành.
- Quê: Phù Lai, Quảng Thọ, Quảng Điền, TT- Huế
- Lúc nhỏ : học trường Quốc Học Huế
- 1938, 18 tuổi được kết nạp vào ĐCS. Từ đó, sự nghiệp thơ ca gắn liền với sự nghiệp cách mạng.
2. Bài thơ:
 a. Tập thơ Từ ấy
- Phản ánh chặng đường của Tố Hữu trong đấu tranh cách mạng từ khi giác ngộ lí tưởng  đến Cách mạng tháng Tám.
- Tiếng hát hân hoan nồng nhiệt của một thanh niên trí thức khát khao lẽ sống, say mê lí tưởng, hăng hái đấu tranh cách mạng.
b. Hoàn cảnh sáng tác
- Nằm trong phần Máu lửa, thuộc tập thơ Từ ấy.
- Sáng tác khi Tố Hữu gặp lí tưởng của Đảng cộng sản.
- Bài thơ đề từ của tập thơ, định hướng cuộc đời và con đường thơ ca của Tố Hữu
→ Tuyên ngôn nghệ thuật và lẽ sống của nhà thơ.
c. Bố cục : 3 phần.
- Khổ 1: Niềm vui sướng, say mê khi giác ngộ lý tưởng CS.
- Khổ 2: Nhận thức về lẽ sống, về mối quan hệ với cuộc sống.
- Khổ 3: Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm tác giả.
II. Đọc - hiểu
1. Niềm vui sướng khi gặp lí tưởng cách mạng:
- Từ ấy: thời điểm quan trọng nhà thơ giác ngộ lí tưởng của đảng.
- Hình ảnh ẩn dụ - biểu tượng:
+ Nắng hạ: ánh sáng rực rỡ
+ Mặt trời chân lí: lí tưởng đúng đắn, hợp lẽ phải
→ Khẳng định lí tưởng cách mạng như nắng, mặt trời → mạnh mẽ, rực rỡ xua tan những u ám - tình cảm tiểu tư sản còn rơi rớt trong nhận thức của những thanh niên có nhiệt huyết nhưng chưa tìm được hướng đi
è Cảm nhận bằng khối óc, trái tim, lí trí, tình cảm
- Động từ: bừng, chói→ khẳng định sức mạnh của lí tưởng đúng đắn, hợp lẽ phải, báo hiệu sự tốt lành
- Hai câu sau: bút pháp lãng mạn
- Hình ảnh so sánh: hồn tôi = vườn hoa lá: đậm hương, rộn tiếng chim
→ Thế giới tràn ngập sức sống, màu sắc, âm thanh, con người tràn ngập niềm vui sống, lẽ yêu đời
→ Lí tưởng cách mạng khơi dậy sức sống mới, đem lại cảm hứng sáng tạo cho hồn thơ Tố Hữu
2. Nhận thức về lẽ sống:
- Động từ buộc: ngoa dụ → ý thức tự nguyện sâu sắc, quyết tâm cao độ
- Trang trãi → sự trãi rộng tâm hồn tạo khả năng đồng cảm sâu xa.
→ Quan niệm về lẽ sống mới mẻ, tiến bộ.
- Hồn tôi – bao hồn khổ: gần gũi, mạnh: tình yêu thương, tình cảm giai cấp.
- Ẩn dụ: khối đời: khối người cùng chung cảnh ngộ
→ Tự đặt mình giữa cuộc đời và môi trường rộng lớn của quần chúng lao khổ, khẳng định mối quan hệ giữa văn học và cuộc sống, cái tôi với cái ta.
3. Sự chuyển biến tình cảm.
- cấu trúc câu khẳng định + điệp từ là + số từ ước lệ + con, em, anh→ nhấn mạnh, khẳng định tình cảm đầm ấm, thân thiết
→ Cảm nhận mình là thành viên của đại gia đình quần chúng lao khổ.
- Từ ngữ biểu cảm: + kiếp phôi pha, không áo cơm, cù bất cù bơ → sự xúc động chân thành.
→ Lòng căm giận những bất công, ngang trái của xã hộicũ.
4. Nghệ thuật:
- Thể thơ thất ngôn: giọng điệu trang trọng.
- Cách ngắt nhịp linh hoạt
- Vần, phối âm có sức ngân vang.
- Ngôn ngữ giàu nhạc điệu, hình ảnh tươi sáng
→ Góp phần thể hiện thành công tứ thơ.
III. Tổng kết:
-         Từ ấy là một tâm hồn trong trẻo của tuổi 18, đôi mươi đi theo lý tưởng cao đẹp, dám sống, dám đấu tranh.
Tiêu biểu cho hồn thơ Tố Hữu.
D. Củng cố: - Học sinh đọc phần ghi nhớ  trong sách giáo khoa.
  - Viết một đoạn văn ngắn nói lên lý tưởng sống của bản thân trong thời đại ngày nay
Hướng dẫn tự học
-         Học thuộc lòng bài thơ.
-         Theo Đặng Thai Mai, tập thơ Từ ấy là "bó hoa lửa lộng lẫy, nồng nàn". Hãy tìm vẻ đẹp đó trong bài thơ Từ ấy.
Dặn dò:   - Chuẩn bị bài: Viết tóm tắt tiểu sử.
                - Học thuộc bài thơ

                - Xem các bài đọc thêm: Lai Tân, Nhớ đồng, Tương tư, Chiều xuân.