Tiết 47
Ngày dạy:
THỰC HÀNH PHÉP
TU TỪ ẨN DỤ VÀ HOÁN DỤ
A/.MỤC TIÊU:
Giúp HS
-
Củng cố và nâng cao kiến thức về hai phép tu từ ẩn dụ và
hoán dụ.
-
Có kỹ năng phân biệt, PT & sử dụng hai phép tu từ nói
trên.
-
Bồi dưỡng cảm xúc thẩm mỹ qua bài TH ở lớp.
B/.CHUẨN BỊ:
- GV: SGK + TLTK + Giáo
án + SGV + BP.
- HS: SGK
+ Bài soạn.
C/.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Gợi tìm, hỏi đáp, TL, trả lời.
D/.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1/.Ổn định tổ chức:
2/.Kiểm tra bài cũ:
3/.Giảng bài mới:
-
Giới thiệu:
Ở
bậc THCS, các em đã làm quen với hai phép tu từ ẩn dụ & hoán dụ. Nhưng
trong
quá trình đọc hiểu TP các em thường lẫn lộn hai phép nầy. Để phân biệt
chính
xác, chúng ta hãy “Thực hành phép tu từ ẩn dụ & hoán dụ”.
HOẠT ĐỘNG CỦA
GV - HS
|
NỘI DUNG BÀI HỌC
|
- Em hiểu ẩn dụ và hoán dụ như thế nào?
- Gv chốt lại kiến thức cũ và lấy ví dụ minh hoạ:
+ Mặt trời của bắp thì nằm
trên đồi
Mặt trời của mẹ em nằm
trên lưng.
( mặt trời 2: ẩn dụ: đứa
con. Sự chuyển nghĩa dựa trên mối quan hệ tương đồng: mặt trời thiên nhiên và
đứa con giống nhau ở tính chất: quan trọng.)
+ Nhà cô ấy có năm miệng
ăn.
Miệng ăn: hoán dụ chỉ
người. Miệng và con người không giống nhau về hình dáng, tính chất, chức năng
nên không thể ẩn dụ. Miệng và người có mối liên quan đến nhau khi miệng là bộ
phận trên cơ thể con người.
- Học sinh làm bài tập, chữa bài.
- Gv tổng kết.
- Tìm và phân tích phép ẩn dụ được sử dụng ở hai câu ca
dao.
+ Gv: dùng hai ẩn dụ thuyền, bến ở câu 1 xuất
phát từ mục đích của người con gái muốn khẳng định sự chung thuỷ, son sắt của
mình khi người yêu đi xa.
+ Gv: dùng hai ẩn dụ: bến cũ và con đò ở câu 2 xuất phát từ mục
đích thể
hiện sự ngậm ngùi, chua
xót của người con gái khi phải lỡ duyên, chia
cách người yêu mãi
mãi,)
- Tác giả dùng một sự vật, hiện tượng này “ lửa” để nói đến
sv, ht khác: bông hoa lựu đỏ như lửa, chứ không phải là có ngọn lửa ở trên
cây lựu.
- Ngọt: là từ chỉ cảm
giác của con người khi ăn một vật có
chứa chất gluco như: đường, mía. Từ nghĩa của từ trên, tác giả đã dùng từ “
ngòn ngọt “ ở đây để nói đến cảm giác của người đọc khi đọc những tác phẩm
văn chương thoát li hiện thực đau khổ của cuộc sống cũng ngòn ngọt như thế.
- Nghĩa của từ “ gày
gò”: chỉ một người có hình dáng nhỏ bé, yếu đuối, uỷ mị. Từ nghĩa của từ này,
tác giả đã chuyển nghĩa để nói về tình cảm yếu đuối, nhỏ bé, uỷ mị của các
nhân vật trong các tác phẩm văn chương.
- Giọt: sự vật, hiện tượng
có hình dáng nhỏ, đẹp, là chất lỏng: giọt nước. Tác giả đã lấy từ này để chỉ
về một sự vật không thể có hình dáng như âm thanh tiếng chim hót.
- Thác: sự vật, ht hùng
vĩ, hiểm trở. Khi vượt qua thác, con người phải rất khó khăn, gian khổ.
- Học sinh làm bài tập, giáo viên chữa bài và tổng kết kiến
thức.
|
A. Ôn lại kiến thức ẩn dụ- hoán dụ
-
Ẩn dụ: ( phương thức chuyển nghĩa của từ) gọi tên
sự
vật, hiện tượng này bằng tên sv, ht khác dựa trên
mối
quan hệ tương đồng: giống nhau về đặc điểm
hình
thức, tính chất, chức năng, vị trí, cảm giác…
giữa các sự vật.
+ Để tìm ra phép ẩn dụ xem nghĩa ban đầu
của từ là gì và trong câu từ có được sử dụng với nghĩa ban đầu đó không.
-
Hoán dụ:( phương thức chuyển nghĩa của từ) gọi
tên sv, ht này bằng tên sv, ht khác dựa trên
mối quan hệ tương cận: hai sự vật không có đặc
điểm gì giống nhau nhưng thường liên quan đến
nhau, đi đôi với nhau: lấy bộ phận chỉ toàn
thể, lấy
vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng, lấy dấu
hiệu
của
sự vật để gọi sự vật, lấy cái cụ thể gọi cái trừu
tượng.
B. Luyện tập
I/.Ẩn dụ:
1/.Bài
tập 1 (135) :
a)
“Thuyền ơi . . . đợi thuyền”
-
Thuyền:
+
Đặc điểm: luôn di chuyển, ngược xuôi.
+
So sánh ngầm với người con trai trong XHPK xưa ( cũng luôn ngược xuôi, bôn ba
)
-
Bến:
+
Đặc điểm: cố định, thụ động chờ đợi thuyền trở về
+
So sánh ngầm với người con gái trong XHPK xưa ( chung thuỷ, chờ đợi người con
trai).
b)
“Trăm năm . . . khác đưa”
-
Cây đa bến cũ:
+Đặc
điểm: cố định, không thay đổi
+
ẩn dụ: tình cảm của chàng trai vẫn thắm thiết như ngày nào
-
Con đò khác đưa:
+
Đặc điểm: do một người khác lái.
+
Ân dụ về việc người con gái lấy một người con trai khác làm chồng
2/.Bài
tập 2 :
a)
-
Lửa lựu lập loè: bông hoa lựu đỏ như lửa
(
Tác giả đã lấy từ “ lửa” “ một vật phát sáng, có ánh
sáng
màu đỏ, rực rỡ” để chỉ màu sắc đỏ của những
bông hoa lựu)
- Ẩn dụ hình thức.
b)
- “Văn nghệ ngòn ngọt” là ẩn dụ chuyển
đổi cảm giác chỉ thứ văn chương thoát li hiện thực đau khổ của đời sống, không
có tính chiến đấu.
-
“ Tình cảm gày gò”: ẩn dụ để nói về thứ tình cảm cá
nhân
nhỏ bé, yếu đuối, uỷ mị.
c)
-
Giọt: âm thanh của tiếng chim hót có vẻ đẹp của
giọt nước long lanh dưới ánh mặt trời.
d)
-
“Thác” là ẩn dụ chỉ những khó khăn, gian khổ của nhân dân ta trong cuộc kháng
chiến chống Mỹ cứu nước.
-
“Thuyền” là ẩn dụ chỉ sự nghiệp CM chính nghĩa của nhân dân ta.
e)
-
“Phù du” là ẩn dụ chỉ kiếp sống nhỏ bé, quẩn quanh, vô nghĩa.
-
“Phù sa” là ẩn dụ chỉ cuộc sống mới màu mỡ, tươi đẹp.
3/.Bài
tập 3 (136):
-
Chân bàn này hỏng đã lâu.
-
Cô ấy đã biết đến vị đắng tình yêu.
II/.Hoán dụ:
1/.
Bài tập 1 (136):
a
+
“Đầu xanh” : chỉ những người trẻ tuổi,
+
“Má hồng”: chỉ “người con gái” trẻ, đẹp
+ Đầu xanh, má hồng: chỉ Thuý Kiều.
-
Đây là phép hoán dụ lấy “bộ phận” chỉ “toàn thể”
b)
“
-
Áo nâu: người nông dân.
-
Áo xanh: người công nhân
(
Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi tên sự vật)
2/.Bài
tập 2 (137):
-
Thôn Đoài, thôn Đông: là phép hoán dụ (lấy “vật chứa” chỉ “vật bị chứa”) chỉ
những người sống ở thôn Đoài, thôn Đông, trong đó có chàng trai, cô gái
-
Cau, trầu không là phép ẩn dụ chỉ chàng trai và cô gái đã có tình cảm gắn bó,
thắm thiết. ( Cau và trầu không là các vật gắn bó mật thiết với nhau khi ăn
trầu)
3/.Bài
tập 3 (137):
-
Học sinh tự chọn chủ đề, có thể dùng phép hoán dụ
hoặc ẩn dụ.
|
E/.RÚT KINH NGHIỆM:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………